- Áp suất động mạch trong chu kỳ tim được ghi lại ở các phần của động mạch
b. Ảnh hưởng tức thời:
Trong quá trình hoạt động, do ảnh hưởng của lượng vận động làm gây hưng phấn cho thần kinh giao cảm tăng, thần kinh phó giao cảm giảm. Tăng ức chế làm cho mạch ngoại biên giãn, mạch nội tạng co. Vì vậy làm cho mao mạch giãn dẫn đến việc phân bố lại dòng máu và làm giảm trương lực mạch ngoại biên, dẫn đến huyết áp tối thiểu giảm nhưng không nhiều, còn huyết áp tối đa tăng lên. Điều này được giải thích rằng, do trong vận động thần kinh giao cảm hoạt động trội, làm tăng 4 tính chất sinh lý của tim (tăng tính hưng phấn tăng tính dẫn truyền, tăng lực bóp và tăng tần số nhịp tim). Điều đó làm tăng lượng máu tống vào động mạch làm tăng lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút dẫn đến huyết áp tối đa tăng.
Sự biến đổi huyết áp tối đa thể hiện rất rõ khi tập luyện ở các môn thể thao có chu kỳ như sau:
- Tăng huyết áp ở các bài tập có công suất tối đa, hoạt động này làm cho số lượng hồng cầu và Hb trong máu hơi tăng, nồng độ glucoza trong máu tăng, hàm lượng axit lactic tăng dần, hơn nữa tần số nhịp tim đạt giá trị tối đa là 200 - 220 lần/phút, làm cho lượng máu đổ vào động mạch lớn dần lên. Huyết áp tối đa tăng lên 180 - 200 mmHg, còn huyết áp tối thiểu không thay đổi, hoặc tăng từ 5 - 15 mmHg. Như vậy huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu đều tăng.
- Khi vận động ở bài tập có công suất gần tối đa: Do tần số co bóp tim tăng lên nhanh chóng và khoảng 1/2 thời gian về sau đạt công suất cao, đạt mức tối ưu 180 - 200 lần/phút, làm cho hệ máu có những thay đổi rõ rệt, số lương máu tham gia tuần hoàn cao, lượng hồng cầu, bạch cầu và Hb trên 1 đơn vị máu tăng đã làm cho huyết áp ở động mạch tăng cao, huyết áp tối đa tăng cao đến 180 - 200 mmHg, còn huyết áp tối thiểu tăng không đáng kể.
- Khi vận động ở bài tập có công suất lớn: Do tần số nhịp tim tăng nhanh và đạt ổn định ở phút thứ 3 đến thứ 4 ở mức 180 lần/phút suốt thời gian vận động. Ở bài tập này, hệ máu tăng do tác động của các sản phẩm trao đổi chất ở thời gian đầu, sau đó giảm xuống do lượng đường huyết bị phân huỷ. Điều này có thể thấy là huyết áp tối thiểu giảm, còn huyết áp tối đa tăng.
- Khi vận động ở bài tập công suất trung bình: Do tần số co bóp của tim xấp xỉ đạt 150 lần/phút. Do đặc điểm thời gian hoạt động dài, nên khối lượng máu tuần hoàn được huy động ở các cơ quan dự trữ đều tăng. Trong quá trình hoạt động, do mồ hôi bài tiết có thể mất nước, do đó máu sẽ đặc lại làm cho số lượng hồng cầu, bạch cầu, đường huyết giảm mạnh do sử dụng nhiều đường để tái tổng hợp. Điều đó có thể thấy rằng, tần số co bóp của tim không cao, nên áp lực tuần hoàn không cao lắm, nhưng cũng đã để huyết áp tối đa tăng từ 160 - 170 mmHg, còn huyết áp tối thiểu giảm do ở vùng này về cuối cự ly có thể hơi giảm.
Như vậy có thể thấy rằng, sự biến đổi huyết áp là do sự hưng phấn của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.
CÂU 24: KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI HÔ HẤP. Ý NGHĨA CỦA HÔ HẤPTRONG VÀ HÔ HẤP NGOÀI? HIỆN TƯỢNG CƠ HỌC CỦA TRONG VÀ HÔ HẤP NGOÀI? HIỆN TƯỢNG CƠ HỌC CỦA QUÁ TRÌNH HÔ HẤP?
1. Khái niệm.
Trong các tế bào của cơ thể sống không ngừng xảy ra quá trình trao đổi khí bằng cách oxy hoá các hợp chất hữu cơ, cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động và đào thải CO2 từ tế bào ra ngoài.
- Sự hô hấp: Là quá trình không ngừng cung cấp ôxy và đào thải CO2 để duy trì sự sống.
- Hô hấp là quá trình trao đổi ôxy và CO2 giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.