Phân loại: Trạng thái ổn định chia hai loại: ổn định thật và ổn định giả.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 105 - 106)

- Biện pháp khởi động: VĐV có trạng thái bồn chồn thì khởi động ít, bài tập

2. Phân loại: Trạng thái ổn định chia hai loại: ổn định thật và ổn định giả.

Cơ sở phân loại trạng thái ổn định: Dựa trên nhu cầu ôxy và khả năng hấp thụ ôxy của cơ thể.

- Trạng thái ổn định thật: Xuất hiện trong hoạt động thể lực với công suất

trung bình thời gian kéo dài khi nhu cầu về ôxy và các nhu cầu dinh dưỡng khác nhỏ hơn khả năng tối đa của cơ thể. Thời gian duy trì từ 6 - 10 phút trở lên. Do được cung cấp ôxy đầy đủ, năng lượng để hoạt động được cung cấp chủ yếu bằng con đường ưa khí, nợ dưỡng không đáng kể (khoảng 5%), các chỉ tiêu sinh lý khác đều duy trì ở mức thấp hơn so với giới hạn (ví dụ: hấp thụ oxy chiếm khoảng 60% VO2Max). Có sự phối hợp chặt chẽ giữa hệ vận động và hệ nội tạng, vì để duy trì hoạt động kéo dài cần duy trì tất cả các hệ thống chức năng trong cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp và hệ tuần hoàn.

- Trạng thái ổn định giả: Xuất hiện ở bài tập công suất lớn hoặc dưới tối đa

kéo dài, nhu cầu oxy cao hơn giới hạn cung cấp oxy (hay hấp thụ oxy). Do công suất hoạt động lớn, nhu cầu về ôxy cũng như các nhu cầu về trao đổi chất khác rất cao, nên trong ổn định giả, các chỉ tiêu sinh lý, nhất là hấp thụ ôxy được duy trì ở mức tối đa hoặc gần tối đa mặc dù vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Vì vậy trong trạng thái ổn định giả, thể hiện khả năng hấp thụ oxy ở tổ chức ở mức cao, nợ dưỡng tăng dần và ngày càng lớn, năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng các phản ứng yếm khí. Hoạt động trong trạng thái ổn định giả thường không thể kéo dài quá lâu, khó nhọc và căng thẳng đối với VĐV.

Ví dụ: VĐV chạy 400 m với thành tích 50 giây (BTCSDTĐ). Nhu cầu oxy là 20 lít/50 giây.

Khả năng hấp thụ oxy là 3 lít/50 giây.

⇒ nợ oxy là 17 lít/50 giây ⇒ 1 phút nợ 18 - 20 lít/phút.

⇒ không thể duy trì trạng thái này trong thời gian dài.

Trong thực tế tập luyện và thi đấu, thể thao hầu như không thể xác định được trạng thái ổn định thật, vì vận động viên luôn cố gắng tăng tốc độ hoặc công suất để đạt thành tích thể thao cao hơn, tức là luôn hoạt động trên mức tối đa của cơ thể. Vì vậy sau trạng thái bắt đầu vận động, trạng thái tiếp theo của cơ thể vận động viên sẽ là trạng thái ổn định giả.

CÂU 47: CỰC ĐIỂM VÀ HÔ HẤP LẦN HAI?

Trong những hoạt động thể lực căng thẳng và kéo dài, sau khi bắt đầu hoạt động vài phút, trong cơ thể VĐV có thể xuất hiện một trạng thái tạm thời đặc biệt gọi là “cực điểm”.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w