1. Cơ sở để phân loại:
Trong quá trình hoạt động TDTT, trạng thái chức năng cơ thể có những biến đổi nhất định để đảm bảo cho cơ thể thực hiện các mục đích vận động và duy trì sự cân bằng của môi trường bên trong.
Cơ sở để phân loại các trạng thái cơ thể trong thể thao dựa vào: - Tính cân bằng, linh hoạt của thần kinh.
- Sự biến đổi trạng thái chức năng của cơ thể. - Trình độ tập luyện của VĐV.
2. Phân loại:
Như hình minh hoạ ở trên cho thấy, các trạng thái của cơ thể trong hoạt động TDTT gồm có:
- AB: Trạng thái trước vận động: Trạng thái sẵn sàng, trạng thái bồn chồn và trạng thái thờ ơ.
- BC: Trạng thái trong vận động: Bao gồm trạng thái bắt đầu vận động, ổn định, cực điểm, hô hấp lần 2, mệt mỏi.
- CD: Trạng thái sau vận động: Gồm có trạng thái hồi phục.
a. Trạng thái trước vận động: Trước vận động đặc biệt là trước các cuộc thi
đấu thể thao chức năng của nhiều cơ quan đã bắt đầu biến đổi trạng thái đó của cơ thể gọi là trạng thái trước vận động.
- Trạng thái trước vận động gồm có 3 loại: Trạng thái sẵn sàng, trạng thái bồn chồn và trạng thái thờ ơ.
- Trạng thái trước vận động có 2 giai đoạn: Trạng thái trước vận động và trạng thái trước xuất phát.
b. Trạng thái trong vận động: Chức năng của cơ thể biến đổi khác nhau:
Khi bắt đầu vận động, các chức năng sinh lý được hoạt hoá dần dần để nhanh chóng đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của hoạt động cơ bắp. Trạng thái này được gọi là trạng thái bắt đầu vận động.
Trong vận động có những người tập luyện kém hay vận động không đầy đủ có thể xuất hiện trạng thái “cực điểm” và “hô hấp lần 2”
Trong các hoạt động tương đối kéo dài, sau trạng thái bắt đầu vận động, giữa nhu cầu vận động và khả năng đáp ứng về chức năng của cơ thể sẽ đạt tới một mức cân bằng nhất định, cơ thể chuyển sang trạng thái ổn định.
Khi hoạt động căng thẳng kéo dài, khả năng vận động của cơ thể sẽ bị giảm sút, xuất hiện trạng thái mỏi mệt.
c. Trạng thái sau vận động:
Sau khi đã kết thúc vận động, các chức năng của cơ thể được ổn định dần về trạng thái ban đầu, dự trữ năng lượng được hồi phục lại, giai đoạn sau vận động này được gọi là trạng thái hồi phục.
Toàn bộ các trạng thái sinh lý của cơ thể xuất hiện trong hoạt động TDTT gọi là 1 quá trình thống nhất, liên tục, việc phân chia chúng thành các trạng thái riêng lẻ hoàn toàn có tính chất tương đối.