Co cơ đẳng trường: là dạng co cơ không thay đổi về chiều dài mà chỉ thay

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 53 - 55)

- Giữa phần trước khớp và sau khớp tạo ra một khe gọi là khe tấm vận động.

b. Co cơ đẳng trường: là dạng co cơ không thay đổi về chiều dài mà chỉ thay

đổi về trương lực cơ.

- Ở dạng co này trong ô cơ: 2 sợi actin kéo căng về phía trung tâm ô cơ: đĩa I, đĩa A và 2 vạch Z giữ nguyên vị trí chỉ khác là khi 2 đầu vạch Z kéo căng về trung tâm ô cơ làm cho khoảng H dày lên.

* Cơ chế trượt của 2 sợi actin và miôzin.

- Khi không có xung động thần kinh: Sợi cơ nằm ở trạng thái tĩnh hay còn gọi là thả lỏng. ở trạng thái này có các cầu nối ngang của sợi miôzin không gắn được vào sợi actin vì ở trên sợi actin có các phân tử Trôpômiôzin và Trôpôzin. Các phân tử này ngăn cản phản ứng gắn các cầu nối ngang và ức chế men rượu miôzin ATP aza là men phân giải ATP để cung cấp năng lượng. Vì vậy không có NL để gắn các cầu nối ngang.

- Khi có 1 luồng xung động thần kinh: đi từ nơron vận động, sau khi đi qua xinap thần kinh cơ, luồng xung động ấy sẽ gây nên điện thế động lan toả theo bề mặt vào trong sợi cơ, gây nên những biến đổi hoá học phát động quá trình co cơ như sau:

* Sự lan toả điện thế động vào trong sợi cơ làm thay đổi tính thấm của màng các bể chứa ở lưới cơ tương làm cho các ion Ca++ nằm rất nhiều trong bể chứa nhanh chóng đi ra ngoài vào giữa các tơ cơ.

* Các ion Ca được giải phóng sẽ kết hợp với Tropomiozin ở sợi actin giải phóng vị trí để các cầu nối ngang của sợi miôzin có thể gắn vào sợi actin.

* Khi gắn vào các sợi actin, các cầu nối ngang nằm ở vị trí chéo có thể thực hiện 1 lực kéo dọc làm cho các sợi actin mỏng trượt dọc theo các sợi miozin dày. Các sợi actin lúc đó sẽ chui vào khoảng giữa các sợi miôzin dày, di chuyển về phía trung tâm ô cơ.

* Cùng lúc đó các ion Ca tự do cũng kết hợp với phân tử Tropozin làm cho men miozin ATP aza hoạt động, men này sẽ phân huỷ ATP ở đầu miôzin để cung cấp năng lượng cho các cầu nối ngang.

* Sau khi kéo, cầu nối ngang ở điểm tiếp xúc với sợi actin sẽ lại đứt ra, phân tử ATP mới sẽ được tái tổng hợp ở cầu nối ngang của miôzin.

c. Hàm lượng ion Ca cao trong khoang tơ cơ chỉ kéo dài vài mili giây. Sau đó chúng bị đẩy ngược vào các bể chứa của lưới cơ tương nhờ 1 cơ chế tích cực gọi là “bơm Ca”. Sự bơm này xảy ra ngược với quy luật khuyếch tán, vì vậy được gọi là cơ chế tích cực và cần phải tiêu hao 1 năng lượng nhất định.

- Khi ion Ca mất đi: Trôpôzin ở sợi actin lại được giải phóng và tiếp tục ức chế men miôzin ATP aza làm cho ATP không bị phân huỷ và không cung cấp được năng lượng. Sự kết hợp giữa cầu nối ngang của sợi actin bị ngăn cản, cơ duỗi ra, trở về trạng thái yên tĩnh.

* Khi co cơ các cầu nối ngang được hình thành cho nên:

- Lực co cơ sinh ra phụ thuộc vào số lượng các cầu nối ngang được hình thành.

- Tốc độ co thì phụ thuộc vào tốc độ hình thành các cầu nối ngang.

- Khi tốc độ co tăng lên: số lượng các cầu nối ngang gắn được vào sợi actin giảm xuống, vì vậy lực co sẽ giảm khi tốc độ co tăng lên.

Tóm tắt phản ứng hoá học:

Yên tĩnh: M - ATP + A.

Hoạt động: M - ATP thuỷ phân bởi H2O → Cho năng lượng. 1. M ATP A− + → −T¹o CN M ATP A+

2. M ATP A H O− − + 2 → −COCN M ADP A P− + +n c«ng sinh ra3. M ADP A ATP− − + → −DVCN M ATP A ADP+ + 3. M ADP A ATP− − + → −DVCN M ATP A ADP+ +

CÂU 32: CẤU TẠO CƠ VÂN? GIẢI THÍCH CƠ CHẾ TRƯỢT CỦAHUXLEY ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Ô CƠ? HUXLEY ĐƯỢC ỨNG DỤNG TRONG Ô CƠ?

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w