- SN phức tạp: Là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác
1) Hệ vận chuyển ôxy: Hệ máu, tuần hoàn, hô hấp:
* Hệ hô hấp: Là khâu đầu tiên của hệ vận chuyển ôxy. Hệ hô hấp đảm bảo
việc trao đổi khí giữa không khí bên ngoài và máu, tức là làm cho phân áp ôxy trong máu động mạch được duy thì ở mức cần thiết để cung cấp cho cơ và các cơ quan. Để phát triển sức bền, hệ hô hấp phải có những biến đổi cả cấu tạo và chức năng:
+ Thể tích phổi tăng (10 - 20 %), lượng khí cặn giảm.
+ Công suất và hiệu quả của hô hấp ngoài tăng lên, trước tiên là do lực và sức bền của các cơ hô hấp đều tăng làm cho độ sâu hô hấp tăng lên đáng kể và tần số hô hấp thì giảm đi.
+ Sự giãn nở của phổi tăng. Tăng khả năng khuyếch tán của phổi, chủ yếu do mạng mao quản trong phế nang tăng lên và do lượng máu tuần hoàn qua phổi tăng. Khả năng khuyếch tán cao của phổi làm cho ôxy đi từ phế nang vào máu và làm cho máu bão hoà ôxy nhanh hơn.
* Hệ máu: Thể tích máu và hàm lượng hêmoglobin quyết định khả năng vận
chuyển ô xy của cơ thể vì ôxy được vận chuyển từ phổi đến các tổ chức bằng cách kết hợp với hêmoglobin của hồng cầu.
Tập luyện sức bền làm tăng lượng máu tuần hoàn. Tăng số lượng máu lưu thông để tăng quá trình vận chuyển ôxy, chủ yếu do tăng thể tích huyết tương, vì vậy độ nhớt của máu giảm. Lượng máu tuần hoàn lớn làm cho lượng máu về tim sẽ lớn hơn, tăng lưu lượng tâm thu và làm tăng cường dòng máu chảy vào hệ thống mạch máu ở da, do đó nâng cao khả năng thải nhiệt của cơ thể, lượng máu tăng làm pha loãng các sản phẩm trao đổi chất (ví du: axit lactic có trong máu và làm giảm nồng độ của chúng).
Thể tích và hàm lượng Hb quyết định khả năng vận chuyển ôxy của cơ thể. Hàm lượng Hb và hồng cầu của VĐV sức bền giống như ở VĐV khác và người thường nhưng do lượng máu của VĐV sức bền cao hơn nên số lượng hồng cầu và Hb tuyệt đối của họ cao hơn. Ở người bình thường và VĐV sức mạnh tốc độ, Hb trong máu khoảng 700-900 g, trong khi ở các VĐV sức bền khoảng 1000-1200g. Như vậy hồng cầu và Hb có tăng lên ở những VĐV sức bền.
Axit lactic trong máu: Trong các hoạt động sức bền những hoạt động ưa khí, hàm lượng axit lactic trong máu tỷ lệ nghịch với thời gian vận động. Trong quá trình tập luyện sức bền hàm lượng axít lactic trong cơ và máu khi thực hiện bài tập ưa khí dưới tối đa sẽ giảm đi. Lý do:
- Cơ bắp của VĐV sức bền có khả năng tao đổi chất ở điều kiện hàm lượng ôxy cao, vì vậy chúng ít sử dụng cách cung cấp năng lượng yếm khí, có nghĩa là ít tạo ra axit lactic hơn ở người thường.
- Hệ vận chuyển ôxy của VĐV sức bền thích nghi với vận động nhanh hơn do đó cung cấp ôxy đầy đủ cho cơ thể hơn (mà axit lactic thường được hình thành ở giai đoạn đầu vận động, khi ôxy chưa được cung cấp đầy đủ.
- Các VĐV sức bền có tỷ lệ sợi cơ chậm và cơ tim phát triển nên nó có khả năng sử dụng axít lactic để làm nhiên liệu cung cấp năng lượng rất tốt nên axat lactic trong cơ và máu giảm.
- Lượng máu tuần hoàn tăng ở VĐV sức bền làm pha loãng sản phẩm axit lactic chứa trong máu, vì vậy làm giảm nồng độ axit lactic trong máu xuống.
Như vậy là tập luyện sức bền không chỉ làm tăng khả năng hấp thụ ôxy tối đa, mà còn làm giảm hàm lượng axit lactic trong máu, và như vậy làm tăng hoạt động ưa khí kéo dài của cơ thể. Đó là một trong những cơ chế quan trọng nhất để nâng cao sức bền của VĐV.
Glucoza huyết trong các hoạt động kéo dài sẽ giảm dần (từ 80 - 120mg% xuông 50 - 60 mg%). Tập luyện sức bền, sự giảm đường huyết xảy ra chậm hơn và
ít hơn. Khả năng làm việc khi đường huyết giảm cũng tăng lên, vì vậy sức bền của VĐV cũng tăng lên.
Ở các hoạt động mang tính chất sức bền, các chỉ số sinh lý sinh hóa trong cơ thể biến đổi phụ thuộc vào công suất và thời gian vận động. Công suất cao thì các chỉ số biến đổi nhiều, công suất thấp thì các chỉ số biến đổi ít.
* Hệ tuần hoàn:
Do hô hấp ngoài thường cao hơn khả nănghấp thụ ôxy của cơ thể, nên trong thực tế, khả năng vận chuyển ôxy chủ yếu phụ thuộc vào tuần hoàn chứ không phải hô hấp, nhất là phụ thuộc vào khả năng đẩy máu của tim.
Để phát triển sức bền, tim và mạch máu có những biến đổi sâu sắc cả về cấu tạo và chức năng. Biểu thị trong yên tĩnh và vận động với những lượng vận động khác nhau.
Tập luyện sức bền lâu dài làm cho tim biến đổi theo hai hướng (1) giãn buồng tim, (2) phì đại cơ tim. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong các buồng tim tăng thể tích buồng tim, giảm nhịp tim.
Biểu hiện khi vận động tăng lưu lượng tâm thu, tăng lưu lượng phút, tăng tần số nhịp tim.