- Giữa phần trước khớp và sau khớp tạo ra một khe gọi là khe tấm vận động.
3. Bài tập công suất lớn:
* Đặc điểm bài tập: Thời gian vận động từ 4 - 30phút, cường độ vận động: 5 -6m/giây, cự ly vận động: chạy 3000 - 10000m, bơi 800 - 1500m. Đua xe đạp: 5000 - 30000m.
* Đặc điểm hệ cơ: Lực và tốc độ co cơ thấp hơn bài tập công suất tối đa và dưới tối đa mặc dù ở đoạn về đích VĐV vẫn cần phát huy tốc độ cao và đòi hỏi hưng phấn tương đối lớn.
* Đặc điểm hệ máu:
- Số lượng hồng cầu, bạch cầu, Hb đều tăng do tác động kích thích của các sản phẩm trao đổi chất lên cơ quan tạo máu.
- Hàm lượng đường huyết tăng khi mới vận động về sau có thể giảm xuống do bị phân huỷ mạnh.
- Axit lactic tích tụ thấp hơn so với hoạt động dưới cực đại vì cơ thể dần dần được huy động trong điều kiện ưa khí.
* Đặc điểm hệ tim mạch
- Tần số nhịp tim tăng nhanh và đến phút thứ 3 - 4 thì được ổn định ở mức 180 lần/1 phút suốt thời gian hoạt động.
- Lưu lượng tâm thu: 180 - 200ml, lưu lượng phút: 25 - 35 lít/1phút. - Huyết áp tối đa: 180 - 200 mm Hg, huyết áp tối thiểu thường giảm. * Đặc điểm hệ hô hấp:
- Tần số hô hấp và độ sâu hô hấp đều tằng lên sau 3 - 4 phút đạt mức ổn định. - Thông khí phổi và khả năng hấp thụ oxy duy trì ở mức 80% tối đa.
- Tổng nhu cầu oxy lớn hơn bài tập công suất dưới tối đa do thời gian kéo dài. Nhu cầu oxy 4 lít /1 phút. Khả năng hấp thụ oxy là 3,5 l/phút dẫn đến nợ oxy là 0,5 phút. Nếu trong thời gian là 40 phút thì nợ oxy là 20 lít tương dương với 15%. Cơ thể xuất hiện trạng thái ổn đinh giả.
* Đặc điểm về năng lượng:
- Cơ chế cung cấp năng lượng cho các bài tập công suất lớn chủ yếu là bằng nguồn năng lượng ưa khí chiếm 70 đến 80% nhu cầu.
- Theo con đường phốtphogen chiếm 5 - 10% nhu cầu và chỉ xảy ra khi mới bắt đầu vận động do các quá trình ưa khí chưa phát huy hết công suất.
- Theo con đường glucôphân chiếm 15- 20% nhu cầu.
* Bài tập công suất lớn là dạng bài tập hỗn hợp yếm khí và ưa khí. * Đặc điểm hệ bài tiết.
- Hoạt động công suất lớn gây chảy mồ hôi mạnh hiện tượng mất H20 làm H20 tiểu giảm mạnh.
- Tỷ trọng H20 tiểu tăng lên và chứa các sản phẩm trao đổi chất như axit lactic sau khi kết thúc vận động đôi khi nước tiểu còn có đạm. Nếu vận động nặng đạm có trong nước sau đó 1 - 2 ngày.
* Thân nhiệt tăng 1 đến 2 độ mặc dù mồ hôi chảy nhiều nhưng thân nhiệt vẫn cao do quá trình sản nhiệt xảy ra mạnh.
* Nguyên nhân gây mệt mỏi trong các bài tập công suất lớn là do: - Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn phát huy cao trong 1 thời gian dài.
- Độ pH của máu bị axit lactic hoá và do nợ dưỡng cao (VĐV có thể nợ đến 20 lít 02).
- Do cạn dự trữ năng lượng glycôgen trong cơ và gan dẫn tới giảm đường huyết.
Nói chung hoạt động trong các bài tập công suất lớn phụ thuộc vào trạng thái vận chuyển oxy và dự trữ năng lượng của cơ thể.