- Áp suất động mạch trong chu kỳ tim được ghi lại ở các phần của động mạch
2. Thành phần, các yếu tố ảnh hưởng và sự biến đổi chỉ số này trong hoạt động TDTT:
1. Khái niệm: Là lượng khí thở ra tối đa sau 1 lần hít vào gắng sức tối đa.
2. Thành phần, các yếu tố ảnh hưởng và sự biến đổi chỉ số này trong hoạt độngTDTT: TDTT:
- Bao gồm của dung tích sống các loại khí sau:
+ Thể tích khí lưu thông: Là lượng khí hít vào và thở ra bình thường, mỗi lần thở khoảng 500ml.
+ Thể tích khí dự trữ hít vào: Là sau khi hít vào bình thường, cố gắng hít vào hết sức sẽ được lượng không khí khoảng 1500ml.
+ Thể tích khí dự trữ thở ra: Là sau khi thở ra bình thường, cố gắng thở ra hết sức được lượng khí khoảng 1500ml.
⇒ Ba loại khí trên tạo thành dung tích sống. + Không khí cặn: Khoảng 1200 - 1500m.
Vậy dung tích sống là lượng khí thở ra tối đa sau 1 lần hít vào hết sức. Ở người bình thường dung tích sống khoảng 3500ml. Ở VĐV có thể tới 6 - 7 lít (bơi, bóng nước, bơi nghệ thuật).
Dung tích sống phụ thuộc vào: Lực cơ hô hấp, Số lượng phế nang tham gia,
Lứa tuổi, giới tính, Trình độ tập luyện, Đặc thù môn thể thao.
Giải thích sự thay đổi dung tích sống trong tập luyện TDTT:
Dung tích sống phụ thuộc đặc thù môn thể thao, trong vận động dung tích sống tăng lên. Dung tích sống của người bình thường khoảng 3,5 lít, đặc biệt ở các VĐV bơi lội, bóng nước, bơi nghệ thuật, chạy sức bền ưa khí có thể tới 6 - 7 lít. Dung tích sống là chỉ số tĩnh của hô hấp, dung tích sống thay đổi chủ yếu là không khí lưu thông, chỉ số không khí lưu thông tăng lên tiến đến giới hạn của dung tích sống (từ 500 - 2000 - 2500 ml).
Người ta dùng chỉ số dung tích sống để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV ở các môn thể thao mang tính chu kỳ và các môn thể thao không hạn chế thở. Hoạc chỉ số Lorenls để đánh giá trình độ tập luyện của VĐV:
Chỉ số Lorenls = dung tích sống (ml)/chiều cao (cm)
CÂU 27: KHÁI NIỆM VỀ THÔNG KHÍ PHỔI PHÚT? CÁC YẾU TỐ ẢNHHƯỞNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ NÀY TRONG HOẠT HƯỞNG VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CÁC CHỈ SỐ NÀY TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT?
1. Khái niệm:
Là lượng không khí ra vào phổi trong khoảng thời gian một phút. Người bình thường 9 - 10 lít/phút. Trị số thông khí phổi (V) bằng thể tích lưu thông (VT) 500ml nhân với tần số thở (f) = 18 lần/phút.
V = TV × f
V = 500 × 18 = 9 lít/phút.