Phương pháp phát triển sức bền:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 86 - 88)

- SN phức tạp: Là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác

9. Phương pháp phát triển sức bền:

Phương pháp tập luyện giãn cách, phương pháp biến tốc, phương pháp vượt chướng ngại vật, phương pháp dùng trọng tải liên tục.

Cơ sở: Dùng chỉ số mạch để đánh giá

Yêu cầu: Thời gian thực hiện không quá 60 giây. Thời gian nghỉ giữa 90 giây.

Tần số mạch đập khởi động 120 lần/phút. Tốc độ vận chuyển 70% tốc độ tối đa.

Dùng phương pháp này cự li ngắn nhưng đặc điểm sinh lý tương ứng với bài tập công suất dưới tối đa và lớn nên nó phát triển được sức bền tuần hoàn, hô hấp.

* Phương pháp biến tốc: Ví dụ: Chạy 100m nhanh, 100m chậm, 50m nhanh,

50 m chậm...

Yêu cầu: Không qui định cự li chạy tốc độ cao, chạy tốc độ thấp. Thời gian chạy nhanh chậm cũng không qui định

Cơ sở: Dựa trên phương pháp tập luyện giãn cách nhưng nó khác ở điểm không qui định cự li, thời gian, cường độ mạch đập.

Mục đích: Phát triển sức bền tốc độ hơn phương pháp giãn cách.

Phát triển sức bền tuần hoàn và hô hấp. Phương pháp này phát triển sức bền tốc độ hơn phương pháp giãn cách, vì tốc độ ở đây cao hơn và axit lactic sản sinh ra trong vận động nhiều hơn.

* Phương pháp vượt chướng ngại vật: Chạy vượt rào; Chạy leo núi; Chạy

trên bãi cát; Đeo súng balô, thỉnh thoảng có hố.

Mục đích phát triển sức bền chung và sức mạnh tốc độ.

* Phương pháp dùng trọng tải liên tục: Chạy đường dài, Bơi vượt sông, Đua

xe đường trường

Trọng tải kích thích vào cơ thể làm thay đổi các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa, cơ được cung cấp nhiều oxy, cơ thể được cung cấp nhiều năng lương.

CÂU 40: CƠ SỞ SINH LÝ ĐỂ HÌNH THÀNH KỸ NĂNG KỸ XẢO VẬNĐỘNG? NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG? ĐỘNG? NÊU ĐẶC ĐIỂM CỦA KỸ NĂNG VẬN ĐỘNG?

1. Khái niệm :

Trong quá trình tập luyện đó, các động tác phản xạ không điều kiện đơn giản kết hợp thêm với các thành phần vận động có điều kiện mới để hình thành các động tác hoặc toàn bộ 1 hành động trọn vẹn, được thực hiện theo thói quen 1 cách tự động và trở thành kỹ năng vận động (KNVĐ). Như vậy, Kỹ năng vận động là tổ

hợp các động tác vận động được hình thành trong cuộc sống cá thể do tập luyện TDTT.

Ví dụ: Tổ hợp các động tác có liên quan về môn bóng chuyền được tập luyện lặp đi lặp lại thì hình thành được khái niệm vận động bóng chuyền.

- Kỹ xảo là kỹ năng đạt đến mức "thuần thục".

2. Bản chất :

Kỹ năng vận động là tổng hợp các phản xạ vận động có điều kiện chúng được hình thành theo cơ chế của đường liên hệ tạm thời.

Ví dụ: Kỹ năng vận động môn nhảy xa là tổng hợp các phản xạ có điều kiện về chạy đà, dậm nhảy, bay trên không, rơi xuống đất các phản xạ có điều kiện này được lặp đi lặp lại hình thành định hình động lực.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w