Hệ tim mạch:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 92 - 94)

- SN phức tạp: Là thời gian thực hiện các hoạt động thể thao phức tạp khác

c. Hệ tim mạch:

Tập luyện sức bền làm cho tim biến đổi về cấu tạo và chức năng.

* Về mặt cấu tạo: Tim biến đổi theo 2 hướng giãn buồng tim và phì đại cơ cơ

tim. Giãn buồng tim làm cho lượng máu chứa trong buồng tim tăng lên. Phì đại cơ tim làm tăng lực bóp của tim. Đó là những yếu tố làm tăng thể tích tâm thu của tim.

* Về mặt chức năng:

Làm giảm lực co bóp của tim khi yên tĩnh. Mức độ giảm nhịp tim tương ứng với VO2 max và với thành tích trong các môn thi đấu kéo dài như chạy maraton đua xe đạp đường dài. Sự giảm nhịp tim làm cho tim hoạt động kinh tế, ít tiêu hao năng lượng hơn và có thời gian nghỉ dài hơn (nhịp tim giảm nhưng lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút tăng do cấu tạo tim có sự phát triển).

- Làm tăng lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút của tim. Trong các hoạt động ưa khí tối đa: Lưu lượng phút tăng có thể đạt mức 38 - 40 lít/1 phút (gấp đôi người thường). Lưu lượng tâm thu có thể tăng lên đến 190 - 210ml (người thường không quá 130 ml).

Trong các hoạt động ưa khí dưới tối đa. Lưu lượng phút của VĐV và người thường không có sự khác biệt đáng kể, song nhịp tim của VĐV sức bền giảm (nghĩa là thể tích tâm thu cao hơn). Giảm nhịp tim là hiện tượng rõ và ổn định nhất thể hiện trình độ phát triển sức bền.

- Tập luyện sức bền làm tăng lượng mao mạch ở cơ: nhờ vậy dòng máu tối đa ở cơ của VĐV sẽ rất lớn và do đó lượng oxy mà cơ có thể nhận được sẽ cao hơn.

d. Hệ cơ:

Sức bền của VĐV phụ thuộc một phần đáng kể vào đặc điểm cấu tạo và sinh hoá của cơ. Cơ của VĐV có thành tích cao trong các môn thể thao sức bền có:

- Tỷ lệ sợi cơ chậm cường độ cao: chiếm 80% toàn bộ số sợi cơ ở VĐV chạy maraton. Tập luyện sức bền có thể không làm thay đổi tỷ lệ các sợi cơ chậm và

nhanh có trong cơ, nhưng có thể làm tăng tỷ lệ sợi nhanh nhóm IIA và giảm tỷ lệ sợi nhanh nhóm IIB. Nhóm IIA là sợi có khả năng trao đổi chất bằng con đường oxy hoá cao hơn so với nhóm IIB. Có nghĩa là tập luyện sức bền có thể làm tăng tỷ lệ các sợi cơ có khả năng trao đổi chất ưa khí thích nghi với hoạt động sức bền.

- Làm cho cơ phì đại theo kiểu phì đại cơ tương: Trong ty lạp thể và số lượng các men trong cơ tương phát triển, nhờ đó khả năng hấp thụ oxy của cơ nói chung tăng lên.

- Làm tăng số lượng mao mạch trong cơ: Do đó làm tăng khả năng vận chuyển oxy từ máu vào tế bào cơ. Vì vậy mà khả năng hoạt động thể lực kéo dài của cơ sẽ tăng lên.

- Làm tăng các biến đổi sinh hoá trong cơ để nâng cao khả năng sử dụng oxy tức là nâng cao sức bền của cơ thể như.

+ làm tăng hàm lượng và hoạt tính của các men oxy hoá. + Làm tăng hàm lượng mioglôbin (lên từ 1,5 - 2 lần).

+ Làm tăng khả năng oxy hoá đường và đặc biệt là mỡ của cơ.

Tóm lại: Tập luyện sức bền gây được 2 hiệu quả cơ bản là:

- Nâng cao khả năng ưa khí tối đa của cơ thể.

- Nâng cao hiệu quả (tính kinh tế) của cơ thể trong quá trình trao đổi chất để có thể hoạt động trong thời gian dài.

CHƯƠNG 19. ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẠNG THÁI SINH LÝ CỦA CƠ THỂXUẤT HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT XUẤT HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT

CÂU 42: ĐẶC ĐIỂM CÁC TRẠNG THÁI SINH LÝ CỦA CƠ THỂXUẤT HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO XUẤT HIỆN TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w