- Giữa phần trước khớp và sau khớp tạo ra một khe gọi là khe tấm vận động.
4. Phân loại bài tập thể thao:
1. Khái niệm:
Bài tập thể thao là 1 tổ hợp các động tác có liên quan chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện 1 mục đích nhất định.
Ví dụ: Bài tập nhảy xa là tổ hợp các động tác gồm: chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất, nhằm đạt được mục đích để đạt thành tích cao nhất.
2. Quan điểm để phân loại:
Farơphen là người nghiên cứu sinh lý học TDTT, ông đề xuất việc phân loại các bài tập thể thao theo 2 quan điểm:
* Quan điểm 1: Các bài tập thể thao được phân thành 1 nhóm nếu có thể
dùng các phương pháp, phương tiện, chế độ giáo dục thể chất tương đối như nhau để thực hiện chúng.
Ví dụ 1: Điền kinh, bơi lội, bóng đá có thể sử dụng phương pháp như nhau nhưng phương tiện thì khác nhau nên không thể xếp thành 1 nhóm.
Ví dụ 2: Các môn chạy 100m, 300m xếp vào 1 nhóm vì chúng có thể sử dụng cùng phương pháp, phương tiện và giáo dục các tố chất thể lực tương đối giống nhau.
* Quan điểm 2: Các bài tập thể thao được phân thành 1 nhóm nếu được sử
dụng như nhau trong hệ thống giáo dục thể chất nhằm tăng cường trạng thái chức năng của 1 cơ quan, hệ cơ quan hoặc 1 cơ chế, tức là tăng cùng 1 tố chất thể lực.
Ví dụ: Bài tập chạy 30m là Bài tập sức nhanh, sức mạnh tốc độ có thể sử dụng cho các môn thể thao.
3. Cơ sở để phân loại bài tập thể thao:
- Dựa vào những biến đổi xảy ra trong cơ thể do hoạt động cơ bắp gây nên (các chỉ số sinh lý, sinh hoá).
- Dựa vào công suất và thời gian hoạt động.
- Dựa vào sự co cơ là đẳng trương hay đẳng trường.
4. Phân loại bài tập thể thao:
Theo Farơphen đề xuất chia các bài tập thể thao ra làm 2 nhóm chính là: Các bài tập chuẩn (định hình) và không chuẩn (tình huống).
* Bài tập tĩnh: Không có sự di chuyển cơ thể trong không gian. Ví dụ: động tác trồng chuối, hãm ngang trong thể dục cụ.
* Bài tập động: Có sự di chuyển cơ thể trong không gian. Ví dụ: chạy, bơi, các môn bóng…
* Bài tập chuẩn: Là bài tập có hình thức và trình độ động tác đã được biết từ trước, ví dụ: bài tập chạy, bơi.
* Bài tập định lượng: Là bài tập chuẩn mà thành tích của chúng có thể đo đếm được, ví dụ: chạy tính bằng giây, nhảy tính bằng m, cử tạ tính bằng kg.
* Bài tập định tính: là bài tập chuẩn, mà thành tích của chúng không đo lường kết quả được mà phải đánh giá bằng cách cho điểm. Ví dụ: nhảy cầu, thể dục dụng cụ.
* Bài tập không chuẩn: Hình thức và trình tự động tác luôn thay đổi phụ thuộc vào tình huống. Ví dụ: võ, vật, các môn bóng.
* Bài tập có chu kỳ: Là bài tập được lặp đi lặp lại nhiều lần theo 1 cơ cấu nhất định, ví dụ: chạy, đi bộ, bơi... mặc dù các động tác có thể thay đổi biên độ, tần số.
* Bài tập không có chu kỳ: là nhóm các bài tập có các động tác tuần tự khác nhau mặc dù từng động tác riêng lẻ đấy được hình thành và xác định từ trước. Ví dụ: bài tập nhảy 3 bước, ném biên, đá phạt, nhảy xa, các môn bắn.
CÂU 35: ĐẶC TÍNH SINH LÝ CỦA BÀI TẬP ĐỘNG CÓ CHU KỲ?1. Bài tập có công suất tối đa: 1. Bài tập có công suất tối đa:
* Đặc điểm của bài tập: Do nguyên nhân chủ yếu cung cấp bằng con đường yếm khí gọi là hoạt động yếm khí tối đa.
- Là bài tập có tần số động tác tối đa trong thời gian ngắn. Thời gian duy trì không quá 20 đến 30 giây.
- Tốc độ vận động: 9 - 10m/s.
- Cự ly vận động: chạy 100m, 200m, 300m. Bơi 25m, 50m. Đua xe đạp 200 - 400m.
* Đặc điểm hệ cơ: Trong các bài tập công suất tối đa, sư co cần cần phải tạo ra 1 lực lớn kết hợp với tần số 1 số động tác rất cao, đòi hỏi cơ bắp phải có sức mạnh và độ linh hoạt cao.
* Đặc điểm hệ máu:
- Hoạt động này làm cho số lượng hồng cầu và Hemoglobin trong máu hơi tăng, nồng độ glucoza trong máu cũng tăng.
- Hàm lượng axit lactic trong máu không cao và tiếp tục tăng lên sau khi ngừng vận động đến mức tối đa là 5-8 mol/lít.
* Đặc điểm hệ tim mạch:
- Tần số nhịp tim đạt giá trị tối đa là 200 - 220 lần/phút.
- Huyết áp tối đa tăng đến 180 - 200 mm Hg, huyết áp tối thiểu không thay đổi hoặc tăng từ 5 - 15 mm Hg.
- Lưu lượng tâm thu và lưu lượng phút hầu như không đổi (tăng lên ít nhiều). Đó là vì bài tập này thời gian hoạt động quá ngắn, chưa khắc phụ được tính ỳ của hệ tuần hoàn, phải sau 1 - 3 phút vận động thì công suất tuần hoàn mới đạt giá trị tối đa.
* Đặc điểm hệ hô hấp: Tần số hô hấp và độ sâu hô hấp hầu như không tăng do thời gian hoạt động quá ngắn. Các chỉ số hô hấp bao gồm cả hấp thụ oxy sẽ tăng sau khi ngừng vận động.
- Nhu cầu O2 của hoạt động công suất tối đa không lớn xấp xỉ 7 - 8 lít/10 giây. - Khả năng hấp thụ O2 không đạt giá trị cao xấp xỉ 0,5 lít/10 giây. Song, nhu cầu O2 trong 1 đơn vị rất lớn. Vì vậy nợ dưỡng từ 6,5 - 7,5 lít/10 giây tức là 39 - 45 lít/1 phút, chiếm 90 - 95%. Trình độ tập luyện thể thao càng cao, khả năng nợ dưỡng càng cao. Hiện nay VĐV chạy 100m có thể đạt 9,4 giây và nợ dưỡng có thể 100%.
* Đặc điểm về năng lượng: Do thời gian hoạt động quá ngắn với công suất cao, hệ tuần hoàn và hệ hô hấp chưa phát huy được công suất hoạt động cho nên năng lượng để tái tạo ATP cho hoạt động này được sử dụng hầu như hoàn toàn bằng con đường yếm khí và chủ yếu là nhờ hệ phôtphagen (ATP-CP) chiếm 90% tổng năng lượng, hệ glucôphân khoảng 5%, hệ O2 khoảng 5%.
Do năng lượng được cung cấp chủ yếu bằng con đường yếm khí nên các bài tập này còn gọi là hoạt động yếm khí tối đa.
* Đặc điểm hệ nội tiết: Tuyến thượng thận tăng bài tiết adrênalin để tăng nhịp tim, tăng bài tiết glucocorticoit để tăng chuyển hoá đường và kích thích quá trình tạo hồng cầu.
* Nguyên nhân làm giảm khả năng hoạt động ở dạng bài tập này là do: Cơ thể không thể duy trì tần số động tác rất cao trong 1 khoảng thời gian dài do thần kinh trung ương chóng mệt mỏi vì phải hưng phấn với tần số xung động cao và dự trữ năng lượng trong cơ (ATP-CP) bị phân huỷ mạnh (dự trữ ATP-CP trong cơ chỉ đủ hoạt động trong khoảng 8 - 10 giây). Ngoài ra còn do nợ oxy, axit lactic tích tụ trong cơ.