Đặc điểm mệt mỏi trong các loại hoạt động thể lực khác nhau:

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 98 - 100)

- Biện pháp khởi động: VĐV có trạng thái bồn chồn thì khởi động ít, bài tập

d. Đặc điểm mệt mỏi trong các loại hoạt động thể lực khác nhau:

Trong các hoạt động có chu kỳ công suất tối đa thường kéo dài 10 - 30 giây, mỏi mệt xuất hiện rất nhanh. Để thực hiện hoạt động thể lực loại này, các trung tâm thần kinh hưng phấn rất mạnh, hoạt động các cơ đối kháng phải phối hợp tối ưu, từ các cơ quan cảm thụ ở cơ có một luồng xung động hướng tâm rất nhanh và mạnh đi đến các trung tâm thần kinh. Vì vậy trung tâm thần kinh sớm bị ức chế, khả năng hoạt động của thần kinh giảm sút nhanh chóng. Năng lượng cung cấp cho hoạt động công suất tối đa là các photphagen (ATP và CP). Photphagen, đặc biệt là CP bị phân huỷ rất nhanh. Vì vậy, cạn dự trữ năng lượng cũng làm mệt mỏi xuất hiện sớm.

Như vậy là trong hoạt động có chu kỳ công suất tối đa, mệt mỏi xuất hiện chủ yếu là do ức chế các trung tâm thần kinh và cạn dự trữ năng lượng (ATP và CP).

Trong các hoạt động có chu kỳ và công suất dưới tối đa, những biến đổi ở thần kinh trung ương có vai trò quan trọng trong việc phát sinh mệt mỏi. Luồng xung động hướng tâm từ cơ quan vận động dần dần gây ức chế hoạt động của các trung tâm thần kinh. Hoạt động công suất dưới tối đa thực hiện ở điều kiện yếm khí, thiếu oxy, nợ dưỡng lớn. Các sản phẩm trao đổi chất, như axit lactic tích tụ lại

gây ảnh hưởng xấu đến các trung tâm thần kinh. Như vậy là mệt mỏi trong hoạt động có chu kỳ công suất dưới tối đa xuất hiện chủ yếu do ức chế các trung tâm thần kinh và rối loạn môi trường bên trong cơ thể.

Hoạt động có chu kỳ công suất lớn được thực hiện ở trạng thái ổn định giả, cơ thể ở trạng thái thiếu oxy mặc dù nợ dưỡng ít hơn trong hoạt động dưới tối đa, nhưng vẫn tương đối lớn và kéo dài, tim và bộ máy hô hấp phải làm việc rất căng thẳng. Trong máu cũng tích tụ nhiều sản phẩm trao đổi chất, hàm lượng một số nội tiết tố, nhất là hocmon tuyến thượng thận giảm xuống.

Như vậy là trong hoạt động công suất lớn, mệt mỏi phát sinh chủ yếu là do khả năng làm việc của hệ vận chuyển oxy, mà chủ yếu là tim, bị hạn chế. Hàm lượng axit lactic cao trong cơ và máu cũng đóng vai trò nhất định trong việc xuất hiện mệt mỏi.

Hoạt động có chu kỳ công suất trung bình kéo dài hàng giờ làm ảnh hưởng lượng đường dự trữ trong gan và máu. Nhu cầu oxy hoá đường và nhất là mỡ đòi hỏi một lượng oxy lớn làm cho tim và hô hấp phải làm việc ở mức cao kéo dài. Mồ hôi ra nhiều trong hoạt động kéo dài có thể gây rối loạn trao đổi nước và muối khoáng cũng có thể làm cơ thể mệt mỏi, các xung động hướng tâm đơn điệu theo chu kỳ cũng có tác dụng gây ra ức chế các trung tâm thần kinh. Tuy nhiên, nguyên nhân mệt mỏi cơ bản nhất trong hoạt động công suất trung bình vẫn là cạn dự trữ đường trong cơ thể.

CÂU 43: TRẠNG THÁI BỒN CHỒN? BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC? 1. 1.

Trạng thái bồn chồn:

Trạng thái bồn chồn hay còn được gọi là trạng thái sốt trước vận động.

Trong trạng thái này vận động viên hưng phấn quá mức, dễ bị kích động, có sự lan toả kèm theo (theo phân loại thần kinh của Paplop thì hưng phấn chiếm ưu thế).

Trạng thái bồn chồn xảy ra khi các chỉ số sinh lý của cơ thể xảy ra cao hơn so với nhu cầu vận động và xảy ra trước vận động.

Những biến đổi chức năng xảy ra quá mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao. Những biến đổi đó làm hao phí năng lượng dự trữ của cơ thể và làm mất sự cân bằng của các quá trình thần kinh. Ức chế phân biệt bị rối loạn. Thành tích thể thao giảm. Vận động viên dễ phạm sai lầm về kỹ thuật và chiến thuật trong thi đấu. Nói chung trạng thái bồn chồn có ảnh hưởng xấu tới thành tích thể thao, chỉ trừ ở một số ít vận động viên có loại hình thần kinh mạnh thì sự hưng phấn quá mức mới không làm giảm, mà ngược lại, còn tăng thành tích thi đấu thể thao.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU ÔN THI CAO HỌC MÔN Y SINH HỌC TDTT (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w