- Biện pháp khởi động: VĐV có trạng thái bồn chồn thì khởi động ít, bài tập
5. Phân loại mệt mỏi.
- Mệt mỏi sơ phát: là sự giảm hoạt động của cơ quan do những biến đổi xảy ra ngay chính cơ quan đó. Ví dụ: Sợi cơ không thể co lâu khi axít lactic trong cơ tăng cao mặc dù xung động thần kinh vẫn truyền đến cơ đầy đủ.
- Mệt mỏi thứ phát: Mệt mỏi ở một cơ quan phát sinh do những biến đổi của các bộ phận khác gây nên. Ví dụ: Mệt mỏi cơ do sự điều khiển của thần kinh trung ương kém đi, trong khi trạng thái cơ vẫn hoàn toàn ổn định.
CÂU 48: KHÁI NIỆM, DIỄN BIẾN, NGUYÊN NHÂN MỆT MỎI Ở CÁC BÀITẬP THỂ THAO? Ý NGHĨA MỆT MỎI TRONG BÀI TẬP TDTT? TẬP THỂ THAO? Ý NGHĨA MỆT MỎI TRONG BÀI TẬP TDTT? 1. Khái niệm:
Hoạt động thể lực, ngay cả trong những điều kiện tốt nhất, cũng không thể kéo dài mãi. Dần dần sẽ xuất hiện một trạng thái đặc biệt của cơ thể, là mệt mỏi.
Mệt mỏi là trạng thái sinh lý của cơ thể biểu hiện bởi những biến đổi đặc biệt xảy ra ở các cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể do quá trình vận động gây nên. Như vậy mệt mỏi là làm tạm thời giảm sút năng lực vận động.
2. Nguyên nhân của mệt mỏi:
Do hoạt động thể lực đa dạng và sự tham gia của các cơ quan vào mỗi loại hoạt động khác nhua nên nguyên nhân gây ra mệt mỏi khác nhau.
* Nguyên nhân thức nhất là ở địa điểm phát sinh mệt mỏi: Có thể phát sinh
ở 3 nhóm hệ cơ quan:
- Hệ các cơ quan điều khiển bao gồm: 1) Hệ thần kinh trung ương. Ví dụ: Bài tập công suất tối đa do hưng phấn thần kinh quá mạnh gây ra mệt mỏi. 2) Hệ thần kinh dinh dưỡng. 3) Hệ thần kinh ngoại biên: Ví dụ: Sử dụng lực kéo tay trỏ trọng lượng 20g, lực 60 lần/1 phút trong 3 phút thì tay không thể kéo được nữa, mệt mỏi này không phải do thiếu oxy cũng không phải do cạn năng lượng mà mệt mỏi này do thần kinh không truyền xung động đến cơ được (do thần kinh ngoại biên). 4) Hệ nội tiết: Ví dụ: Việc phát triển tiết Adrênalin của tuỷ thượng thận đã làm tăng 4 tính chất hoạt động của tim trong thời gian dài sẽ gây ra mệt mỏi.
- Hệ các cơ quan đảm bảo dinh dưỡng cho hoạt động thể lực hệ máu, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp.
- Hệ vận động: Bộ máy thần kinh - cơ quan ngoại biên.
* Nguyên nhân thứ 2: Là do cơ chế mệt mỏi. Hiện nay mệt mỏi trong hoạt
động thể lực được giải thích = 4 cơ chế cơ bản sau:
- Mệt mỏi do trung tâm thần kinh:
+ Sự mệt mỏi ở trung ương thần kinh có thể xuất hiện khi tế bào thần kinh hoạt động mạnh và kéo dài.
+ Ngoài ra các xung động hướng tâm đơn điệu hoặc cường độ mạnh đi từ cơ quan cảm thụ ngoại biên ở cơ, dây chằng, bao khớp cũng có thể gây ức chế trên giới hạn trong các trung tâm thần kinh.
- Mệt mỏi do nhiễm độc các sản phẩm trao đổi chất: Trong hoạt động thể lực
nhất là trong các hoạt động với công suất dưới cực đại, năng lượng được cung cấp chủ yếu = cách phân giải glucôza yếm khí. Quá trình này tạo ra một lượng axit lactic rất lớn, làm giảm độ pH của cơ thể. Sự tích tụ axit lactic và độ pH giảm làm hạn chế quá tình glucophân, hạn chế việc cung cấp năng lượng cho cơ co, làm giảm khả năng hoạt động của cơ.
- Mệt mỏi do thiếu oxy trong vận động: Sự thiếu oxy do khả năng hạn chế của
hệ vận chuyển oxy (hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ máu). Sự thiếu oxy làm cho các tế bào cơ cũng như tế bào thần kinh bị ngạt thở gây ra hiện tượng ức chế ở trung tâm thần kinh.
- Mệt mỏi do cạn dự trữ năng lượng: Nguồn dự trữ năng lượng chủ yếu là:
ATP, CP ở trong cơ và đường (glycogen và glucoza) chứa trong gan và cơ. Trong hoạt động thể lực với công suất tối đa và gần tối đa thì:
+ ATP và CP giảm di đáng kể (50 - 90% so với mức ban đầu).
+ Glycôgen và glucoza trong cơ có thể bị phân giải hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn vì vậy việc cạn dự trữ năng lượng làm xuất hiện mệt mỏi trong hoạt động thể lực.
Trên cơ sở của những nguyên nhân mệt mỏi nói trên trong sinh lý học hình thành 2 thuyết mệt mỏi cơ bản:
- Thuyết 1: Là thuyết thể dịch - cục bộ cho rằng nguyên nhân mệt mỏi là do
những rối loạn toàn bộ nằm ở các cơ quan vận động.
- Thuyết 2: Là thuyết thần kinh trung ương giải thích sự xuất hiện mệt mỏi
hoàn toàn do hoạt động của hệ thần kinh, cụ thể là vỏ não.
Các số liệu thực nghiệm hiện nay cho thấy rằng: Mệt mỏi xuất hiện không chỉ do những biến đổi của hệ thần kinh mà còn do các hệ khác nữa như cơ vân, hệ tim mạch, máu, các tuyến nội tiết.