dài than trời: “Từ đây ta không còn được ra trận đánh giặc nữa! Trời xanh thăm thẳm, giận này biết bao giờ nguôi” [20, 432].
Có thể nói, suốt cuộc đời mình, Gia Cát Lượng với nhiều nỗ lực cá nhân để khẳng định sức người, cưỡng lại số phận, song đều không đạt được ý chí đó.
Khổng Minh từng lập mưu vây cha con Tư Mã Ý trong hang Thượng Phương rồi đốt lửa nhằm giết cha con Tư Mã Ý nhưng trời đổ mưa, cha con họ Tư Mã nhờ thế thoát chết. Sáu lần Khổng Minh đưa quân ra Kỳ Sơn chinh phạt Ngụy, thống nhất Trung Nguyên, gây dựng lại cơ đồ nhà Hán nhưng đều thất bại. Một người có tài xuất quỷ nhập thần như Khổng Minh cũng không dưới một lần phải than rằng: “Mưu sự tại người, thành sự tại trời”. Có vẻ như tất cả những sự hưng vong, những chiến thắng và chiến bại, những cảnh điêu tàn chết chóc trong tác phẩm đều là biểu hiện của ý trời.
Ý trời biểu hiện ra ở các điềm trời và chỉ có những người thông thái mới hiểu được. Ví dụ như cơ nghiệp nhà Hán đã hết, trong tác phẩm xuất hiện nhiều điểm gở: “Ngày rằm tháng tư năm Kiến Ninh thứ hai (167 sau công lịch) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án” [18, 31], rồi còn: “Năm Quang hóa thứ nhất (178), một con gà mái tự dưng hóa ra gà trống. Mồng một tháng sáu năm ấy, một luồng khí đen dài chừng hơn mười trượng bay vào điện Ôn Đức. Qua sang tháng bảy, lại có lắm điều gở lạ: cầu vồng mọc ở giữa Ngọc đường, rặng núi Ngũ Nguyên bỗng dưng lở sụt xuống” [18, 32].
Bầu trời luôn có mặt trong tác phẩm, mệnh trời quyết định số mệnh của từng
nhân vật. Tôn Kiên khi đem quân đến thành Tương Dương đánh Lưu Biểu để trả
thù Lưu Biểu trước kia chẹn đường đánh quân của Tôn Kiên, thắng luôn được cả mấy trận. Một hôm, bỗng một cơn gió nổi lên lật đổ lá cờ “súy” ở trung quân. Thấy vậy Hàn Đương (một tướng của Tôn Kiên) liền nói: “Điềm này là điềm gở, xin hãy rút quân về”. Tôn Kiên không nghe, còn nói với Hàn Đương: “Ta đánh trận nào