69 Chính vì thế, các sử gia đời sau, khi đánh giá về Tào Tháo đã có cái nhìn

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 72)

Chính vì thế, các sử gia đời sau, khi đánh giá về Tào Tháo đã có cái nhìn công tâm hơn về tài năng và công lao của ông. Cách nhìn nhận mới đó đã góp phần làm cho người đời sau có cái nhìn tích cực, khách quan hơn về Tào Tháo.

70

C. KẾT LUẬN

Cuối triều Hán, Trung Quốc bị phân chia thành nhiều vương quốc độc lập do các chư hầu cát cứ. Vua nhà Hán hủ bại, không chăm lo đến triều chính, bọn ngoại thích và hoạn quan tàn ác lộng hành, bọn chúa đất ra sức cướp đất của nhân dân, nhiều nơi dân chúng chết đói “xương trắng chất đầy đồng” do đấy “giặc giã nổi lên như ong”. Cuộc khởi nghĩa nông dân của ba anh em Trương Giác – lịch sử gọi là cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân – làm cho triều đình nhà Hán có nguy cơ sụp đổ, nhà vua sợ hãi, phát lệnh gọi quân các châu quận về trấn áp Hoàng Cân, nhưng việc trấn áp nông dân không đưa lại hòa bình cho đất nước. Năm 189, cuộc xung đột đấu đá giữa ngoại tộc Hà Tiến và hoạn quan Kiển Thạc đã dẫn đến việc Đổng Trác kéo quân vào thành Lạc Dương. Đổng Trác phế Thiếu đế Lưu Biện, lập Hiến đế Lưu Hiệp đồng thời cho quân cướp bóc, chém giết lương dân. Do đó hình thành đội “quân Quan Đông” gồm 17 nước chư hầu, đứng đầu là Viên Thiệu kéo quân về kinh đô đánh Đổng Trác. Sau khi diệt xong Đổng Trác, các chư hầu quay ra thanh toán lẫn nhau, cuối cùng còn lại Ngụy, Thục, Ngô là ba nước mạnh hơn tất cả. Diệt xong các nước chư hầu phương Bắc, nước Ngụy (Tào Tháo) lại kéo xuống phương Nam, định vượt sông Trường Giang tiêu diệt nốt hai nước Thục, Ngô thực hiện chí lớn thống nhất Bắc Nam. Trải qua hơn bảy thập kỉ hỗn chiến sau đó, Thục, Ngô lần lượt bị diệt vong, cuối cùng tướng nước Ngụy là Tư Mã Viêm (cháu Tư Mã Ý) thống nhất được Trung Quốc lập nên nhà Tấn, kết thúc cục diện Tam Quốc phân tranh (năm 280).

Đứng trên lập trường tiến bộ, tác giả nói lên nguyện vọng tha thiết của nhân dân mong muốn được sống cuộc đời hạnh phúc thanh bình và thống nhất, đồng thời vạch trần tội ác của bọn vua quan phong kiến đã gây nên cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài. Cũng từ tư tưởng chính thống của Nho gia, tư tưởng của La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm hình thành chủ yếu do ảnh hưởng của học thuyết Khổng giáo kết hợp với vài yếu tố Phật giáo và Đạo giáo. Ảnh hưởng của tư tưởng

Một phần của tài liệu (Trang 70 - 72)