Lưu Bị thu phục lòng người bằng nhân nghĩa.

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 60)

“Danh tiếng là vật báu không thể đánh mất của mỗi con người. Vì con người phải lấy tiếng thơm làm gốc. Nghệ thuật làm vua của Lưu Bị chính là đề cao nhân nghĩa, vận dụng các thủ đoạn trung, tín, lễ, nghĩa để làm kẻ khác tâm phục khẩu phục, danh chính ngôn thuận giành lấy tiếng thơm. Dùng nhân đức trị quốc. Đó mới là cao tay, vì trong xã hội, danh tiếng chính là món hàng quý để đổi lấy quyền lực” [8, 110]. Nhận định trên đã ít nhiều thể hiện được bản chất nhân nghĩa của tư tưởng Lưu Huyền Đức, một trong những nhân vật chủ chốt của tác phẩm.

Hạt nhân của tư tưởng nhân quyền (lấy nhân nghĩa để giành quyền lực) chính là đề cao nhân nghĩa, đạo đức, thông qua biện pháp giáo hóa để tiến hành cai trị. Tư tưởng đó đã được Lưu Bị thể hiện nhất quán trong suốt cuộc đời hoạt động chính trị của mình. Bản thân Lưu Bị cũng từng nói với Bàng Thống rằng: “Ngày nay, kẻ khắc với ta như lửa với nước chính là Tào Tháo vậy. Tào Tháo vội vã, ta khoan dung; Tào Tháo dựa vào chữ bạo, ta dựa vào chữ nhẫn; Tào Tháo xảo quyệt, ta trung nghĩa. Muốn chống lại Tào Tháo chuyện cũng có thể thành”. Mẹ của Từ Thứ khi mắng Tào Tháo cũng tin tưởng Lưu Bị mà nói rằng: “Từ lâu ta đã biết Huyền Đức là con cháu Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt Hiếu Cảnh hoàng đế. Ông ấy khiêm tốn, quý trọng hiền sĩ, kính cẩn đãi người, tiếng nhân đức lừng lẫy thiên hạ. Từ già đến trẻ, từ kẻ chăn trâu đến người kiếm củi, ai cũng biết ông ấy là một bậc anh hùng đời nay. Con ta phò tá người ấy, thật là xứng đáng” [18, 667]. Từ đó có thể thấy rằng, sự khác biệt giữa Lưu Bị và Tào Tháo không chỉ ở tố chất cá nhân mà còn phân biệt ở chỗ hai người tiến hành những phương pháp thống trị khác nhau: Tào Tháo dùng thuật bá quyền, còn Lưu Bị dùng thuật nhân quyền.

“Kẻ lấy được lòng người sẽ lấy được thiên hạ”, nhưng làm thế nào giành được lòng người để có được sự giúp đỡ và tin cậy của quần chúng chính là mấu chốt để giành lấy thành công trong sự nghiệp. Lòng người ở đây gồm lòng quân, lòng dân và lòng của các tướng lĩnh. Vì thế “công tâm” là hạt nhân của thuật cai

Một phần của tài liệu (Trang 59 - 60)