36 vua Hiến Đế nhà Hán để xưng vua, lập nên triều đại mới của mình Khi Tôn Quyền

Một phần của tài liệu (Trang 37)

vua Hiến Đế nhà Hán để xưng vua, lập nên triều đại mới của mình. Khi Tôn Quyền sai sứ quân đem thư đến xin hàng, khuyên Tào Tháo lên ngôi Hoàng đế thay cho triều đại nhà Hán, quan thị trung là Trần Quần cũng dâng sớ khuyên Tào Tháo xưng ngôi vua. Nghe vậy, Tháo chỉ cười mà nói: “Cô thờ nhà Hán đã lâu, tuy có công đức với dân, nhưng Cô làm đến vương tước danh vị cũng đã cực phẩm rồi, còn mong gì nữa? Nếu mệnh trời ở Cô, thì Cô cũng chỉ làm như vua Văn vương nhà Chu mà thôi!” [20, 12] Bản thân Tào Tháo với binh quyền trong tay, ông thừa khả năng ép vua Hiến Đế nhường ngôi nhưng Tháo không làm thế mà vẫn để cho Hiến Đế làm vua, duy trì triều đại nhà Hán. Bởi lẽ, Tào Tháo biết rằng sở dĩ Tháo có thể hiệu triệu được thiên hạ quy phục dưới tay mình là do Tào Tháo nắm trong tay con bài chính trị quan trọng là vua Hiến Đế, là triều đình nhà Hán, hắn có được cái danh là bề tôi nhà Hán. Mỗi lần đi chinh phạt các vùng lãnh thổ cát cứ, Tháo đều mượn danh nghĩa của triều đình nhà Hán để thu phục lòng dân. Nếu như Tào Tháo cướp ngôi vua thì hiệu lệnh của Tào Tháo sẽ không có giá trị chính nghĩa, sẽ có rất nhiều binh lính, quan quân không chịu nghe theo lệnh của Tào Tháo nữa. Khi đó, Tháo sẽ là kẻ phản tặc, là kẻ thù của muôn dân, bá tánh.

Điều đáng nói là cả ba nhà Thục – Ngụy – Ngô đều mượn danh nghĩa “khôi phục nhà Hán” hay “phò Hán diệt tặc”. Nhất là nước Thục vừa mượn danh nghĩa phò Hán hay trung hưng nhà Hán, vừa lấy danh nghĩa “chính thống” vì Lưu Bị thuộc dòng dõi Trung Sơn Tĩnh Vương, con cháu của vua Hán Cảnh Đế khi xưa để tạo uy thế cho mình được “danh chính ngôn thuận” hơn đối phương trong cuộc tranh chấp bá quyền với nhau. Rõ ràng quan điểm của nhà văn La Quán Trung trong Tam Quốc chí diễn nghĩa là “ủng Lưu, chống Tào” và đề cao phe Thục Hán mà tác giả nhận là chính thống.

Một phần của tài liệu (Trang 37)