Hứa Chử ở bên cạnh Tào Tháo lập được nhiều công lớn, cùng Tào Tháo tham gia nhiều trận chiến lớn, được Tào Tháo so sánh như Phàn Khoái, công thần khai quốc nhà Tây Hán và được bổ nhiệm làm Đô úy, từ đó Hứa Chử trở thành cận vệ trung thành của Tào Tháo. Trong những trận đánh lớn như trận Quan Độ, trận Xích Bích, Hứa Chử một lòng phò tá, bảo vệ Tào Tháo thoát chết, không tiếc tính mạng của bản thân nên ông càng được Tào Tháo tin tưởng, luôn mang theo bên cạnh. Đến tận khi tuổi cao, ông vẫn là cận vệ trung thành của Tào Tháo. Hứa Chử luôn giữ phép tắc, một lòng trung thành với Tào Tháo, không vị nể ngay cả những người thân thích của Tào Tháo như Tào Nhân, điều đó càng khiến Tào Tháo thêm kính trọng ông. Năm 220, Tào Tháo mất, Hứa Chử theo phục vụ con trai Tào Tháo là Tào Phi, ông vẫn một lòng trung thành, không hề có tư tưởng phản nghịch. Cho đến lúc chết, Hứa Chử đã cống hiến khoảng 40 năm cuộc đời mình cho họ Tào, một lòng phò tá chủ, xông pha nơi chiến trận, không màng hiểm nguy. Hứa Chử là một tấm gương về người quân tử anh hùng, một con người hào kiệt vang danh một thời, khiến cho muôn người kính nể.
Từ Hoảng tên chữ là Công Minh, là người ở Dương Quận, xứ Hà Đông. Từ Hoảng từng làm tướng dưới quyền Dương Phụng và hộ tống Hán Hiến Đế về Lạc Dương sau khi Đổng Trác chết. Khi Tào Tháo đến Lạc Dương, Dương Phụng sai Từ Hoảng chặn đường. Tháo thấy Từ Hoảng uy phong lẫm liệt, có lòng khen thầm, nên sai võ tướng dũng mãnh nhất của mình là Hứa Chử giao chiến với Hoảng, hai bên đánh nhau hơn năm mươi hiệp vẫn không phân thắng bại. Tào Tháo thấy Từ Hoảng anh hùng, có lòng yêu mến nên cho rút quân về. Sau đó, Tào Tháo sai quân sư Mãn Sủng, một người cùng làng với Từ Hoảng, sang thuyết phục Từ Hoảng về hàng Tháo. Đêm đó, Mãn Sủng cải trang thành tên lính và lẻn vào trại địch, sau khi bị thuyết phục, Từ Hoảng quyết định sang hàng Tào Tháo. Mãn Sủng khuyên Từ Hoảng: “Sao ông không giết ngay Dương Phụng, Hàn Tiêm để làm yết kiến”. Nhưng Từ Hoảng trả lời: “Làm bầy tôi mà giết chủ, điều ấy thật là bất nghĩa, tôi