71 Khổng giáo đến La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm khá rõ nét trong việc xây

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 73)

Khổng giáo đến La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm khá rõ nét trong việc xây dựng hệ thống các nhân vật (chính diện, phản diện…). Nhân vật phản diện tuy ít được xây dựng trong tác phẩm nhưng nhìn chung đều bị trời trừng phạt rất nặng. Nhân vật chính diện thường có đặc điểm là tôn kính tổ tiên, ông bà cha mẹ, kính trọng người già, trọng danh dự và cố gắng tu thân…

Học thuyết Khổng giáo còn ảnh hưởng đến cả đường lối trị nước của các nhà cầm quân trong tác phẩm. Tào Tháo trong tác phẩm được biết đến như là một nhân vật phản diện “gian hùng” nhưng ông cũng đồng thời là nhà chính trị kiệt xuất, nhà quân sự tài ba, rất trọng hiền tài, biết lấy đức để thu phục nhân tài, biết dùng người đúng chỗ, đúng lúc, không phân biệt xuất thân sang hèn, chỉ cần có tài là được trọng dụng. Lưu Bị được biết đến là một nhân vật thực hiện chữ “trung” và chữ “tín” rất triệt để, đồng thời cũng là người có lòng nhân ái, khoan dung. Tôn Quyền được mô tả như là nhân vật hiếu nghĩa và trung hậu. Quan Vân Trường được tác giả ưu ái dành cho nhiều trang ngợi ca cho phẩm chất của người quân tử…

Tuy nhiên do hạn chế của lịch sử, nhất là tư tưởng mệnh Trời đã cho thấy quan niệm duy tâm của tác giả khi thực hiện tác phẩm.

Dù vậy, ảnh hưởng của Tam Quốc thật to lớn. Ở Trung Quốc, bất cứ người nào từ thành thị đến nông thôn, biết chữ hay không biết chữ đều nhớ nội dung của truyện. Tác phẩm này đã từng một thời là sách gối đầu của các nhà lãnh tụ khởi nghĩa nông dân, giúp họ vạch ra chiến lược, chiến thuật để tiến hành đấu trang chống các thế lực phong kiến. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng mạnh mẽ và sức lan tỏa rộng lớn của Tam Quốc đến các tầng lớp nhân dân không chỉ ở Trung Quốc mà còn ở nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới. Do đó việc tìm hiểu, nghiên cứu các khía cạnh, các mặt, các vấn đề trong Tam Quốc luôn là đề tài hấp dẫn cho các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình. Xét trên lập trường tư tưởng, việc nghiên cứu, tìm hiểu một số tư tưởng được tác giả La Quán Trung thể hiện trong tác phẩm – đặc biệt là tư tưởng Nho gia giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, tổng

Một phần của tài liệu (Trang 72 - 73)