hai bố con Đổng Trác – Lã Bố. Khi Doãn thấy Lã Bố đã quyết tâm giết Đổng Trác bèn bảo Lã Bố rằng: “Giúp nhà Hán, tướng quân mới thực là trung thần để tiếng trong sử xanh mãi mãi. Nếu tướng quân giúp Đổng Trác thì là phản thần, sẽ để tiếng xấu muôn đời” [18, 175]. Lời nói của Tư Đồ Vương Doãn có nghĩa là: giúp nhà Hán giữ nghiệp bá vương mới là trung thần của triều đình, là anh hùng của thiên hạ, được lưu tiếng thơm muôn đời, được dân chúng yêu mến. Nhược bằng theo giặc, mưu đồ phản lại nhà Hán thì chỉ là kẻ phản thần, khiến người đời căm ghét, để lại tiếng xấu trong lịch sử.
Chiến thắng quân đội của Viên Thiệu với trận chiến Quan Độ quyết định khiến uy danh của Tào Tháo ngày càng lớn. Thất bại của Viên Thiệu đã đặt cơ sở cho Tào Tháo củng cố quyền lực ở khắp miền bắc Trung Quốc. Nắm giữ trong tay quân đội chủ lực của triều đình, với những chính sách khôn khéo thu phục hiền tài, nhân sĩ khắp nơi đến quy phục, bè cánh của Tào Tháo trong triều đình ngày càng lớn. Với chính sách “bức thiên tử để ép chư hầu”, Tào Tháo nắm trong tay mọi quyền lực của triều đình, vua Hiến Đế lúc bấy giờ chỉ còn là bù nhìn trong tay của Tháo. Tháo ngày càng kiêu căng và ngạo ngược, coi vua quan không ra gì làm cho các quan trung thần trong triều đình vô cùng căm phẫn. Quốc cữu Đổng Thừa sau khi nhận được mật lệnh của vua Hiến Đế tập hợp trung thần, binh lính tìm cách lật đổ Tào Tháo đã bí mật hội họp với các quan trung thần trong triều đình rồi trình bày tội ác của Tào Tháo, đưa ra mật thư của vua Hiến Đế và tìm cách lật đổ Tào Tháo. Chẳng may mưu kế bị lộ, Tào Tháo tức giận giết hết những vị quan tham gia vào âm mưu hại Tào Tháo cùng gia quyến của họ, ngay cả Đổng Phi đang mang trong mình long thai cũng không thoái khỏi cái chết. Sau đó, Tào Tháo bàn với các mưu sĩ của mình muốn bỏ vua Hiến Đế đi, tìm người khác lập nên. Lúc đó, một trong những quân sư của Tào Tháo là Trình Dục can rằng: “Minh công sở dĩ oai khắp bốn phương, hiệu lệnh được thiên hạ cũng là bởi phụng danh hiệu nhà Hán. Nay minh công chưa dẹp được các chư hầu, mà làm việc phế lập, tất là gây cái cớ