56 giáp mây tẩm dầu gặp lửa lập tức bén nhanh, cả vùng biến thành biển lửa, toàn bộ

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 58)

giáp mây tẩm dầu gặp lửa lập tức bén nhanh, cả vùng biến thành biển lửa, toàn bộ quân giáp mây và cả Ngột Đột Cốt đều bị thiêu cháy, Mạnh Hoạch dẫn quân tiếp ứng Ngột Đột Cốt và bị bắt sống. Khổng Minh sai giải Mạnh Hoạch vào, Hoạch quỳ dưới trướng, Khổng Minh sai cởi trói cho Hoạch, dẫn ra chỗ khác cho ăn uống cho hoàn hồn. Mạnh Hoạch, Chúc Dong phu nhân, Mạnh Ưu, Đái Lai và cả bọn tông đảng đang ăn uống, chợt có một người vào báo Mạnh Hoạch rằng: “Thừa tướng xấu hổ không muốn thấy mặt ông, nên sai tôi đến tha cho ông về, để thu nhặt quân mã quyết một trận thắng phụ, ông nên đi ngay” [20, 211]. Đây là lần thứ bảy và cũng là lần cuối cùng Khổng Minh tha chết cho Mạnh Hoạch.

Thật ra, ngay từ khi bắt đầu xuất quân đi đánh quân Man, Khổng Minh đã có suy nghĩ phải làm cho quân Man quy phục mình thì mới có thể bình ổn được vùng biên giới phía nam nước Thục. Vì vậy, mặc dù quan quân trong triều đình hết lời ngăn cản ông thân chinh xuất quân đánh giặc Man vì đó là nơi rừng thiêng nước độc, nếu ông có mệnh hệ gì thì việc lớn của nước nhà không còn ai gánh vác nhưng Khổng Minh kiên quyết thân chinh đi đánh giặc để “nên mềm, nên cứng, liệu cơ mà làm, không có khinh thường mà ủy thác cho người được”. Trước khi đi đánh quân Man, Mã Tốc cũng đã hiến kế với Khổng Minh rằng: “Nam Man cậy có đất xa, núi hiểm, không phục đã lâu; tuy hôm nay phá xong, ngày mai tất lại làm phản. Đại quân của thừa tướng đến đó, tất nhiên dẹp được, nhưng sau khi rút quân về, phải lên mặt bắc đánh Tào Phi; nếu quân Man biết trong nước bỏ ngỏ, quyết nhiên lại trở mặt ngay. Phàm phép dùng binh đánh giặc, sao cho người ta tâm phục mới cao, chớ đánh lấy thành trì là thấp; đem bụng mình mà đánh mới giỏi, chớ đem quân mà đánh thì xoàng. Xin thừa tướng làm thế nào thu phục được bụng chúng là hơn” [20, 155]. Vì lẽ đó, cả bảy lần bắt được Mạnh Hoạch, Khổng Minh đều tha chết cho hắn, lại cho ăn uống tử tế và cấp ngựa cho về, tuyệt nhiên không giết hại một ai. Bởi thế khi Khổng Minh tha chết cho Mạnh Hoạch lần đầu tiên, các tướng sĩ đều đến trướng hỏi rằng: “Mạnh Hoạch là một kẻ cừ khôi ở nam Man, nay

Một phần của tài liệu (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)