29 được trận ấy, chỉ sớm tối hôm nay là lấy được Tương Dương, sao lại vì một việc

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 31)

được trận ấy, chỉ sớm tối hôm nay là lấy được Tương Dương, sao lại vì một việc gió thổi gẫy cờ mà bãi binh?” [18, 150]. Khoái Lương xem thiên văn cũng bảo với Lưu Biểu: “Tôi trông thiên văn, thấy một ngôi tướng tính chừng muốn sa cứ chia phương hướng mà tính ra, thì ngôi sao ấy là Tôn Kiên” [18, 150]. Và đúng như điềm trời dự báo, trận đánh đêm hôm đó, Tôn Kiên bị quân mai phục của Lưu Biểu bắn chết, quân Lưu Biểu thừa thế tiến đánh quân Giang Đông và thắng lớn. Tôn Kiên chết, lúc ấy mới có 37 tuổi.

Khi Tư đồ Vương Doãn sau khi ly gián được cha con Đổng Trác – Lã Bố bèn lập mưu giả truyền thánh chỉ nhường ngôi vua cho Đổng Trác nhằm dụ Trác vào cung và giết chết. Trác nghe tin tưởng thật liền dời My Ổ vào cung. Trác lên xe về Trường An, quân sĩ đi tiễn tiền hô hậu ủng. Tuy nhiên: “Đi chưa được ba mươi dặm, tự nhiên xe gẫy một bánh. Trác xuống xe cưỡi ngựa, đi chưa được mười dặm, ngựa tự dưng lồng lên gầm thét dữ trợn, lôi đứt dây cương…” [18, 178]. Ngày hôm sau, Trác đang đi thì: “Bỗng có cơn gió dữ nổi lên ầm ầm, mây kéo nghịt trời” [18, 179], đó đều là những điềm dữ báo trước cái chết của Đổng Trác. Đổng Trác vào cung bị Lã Bố giết chết là do mệnh trời sắp sẵn, Tôn Kiên chết cũng là do mệnh trời quyết định, cũng chính mệnh trời đã cứu A Đẩu (con Lưu Bị) và đã quyết định Quan Vũ phải chết… Theo tác giả La Quán Trung, tất yếu của lịch sử là sự tất yếu đã được trời quy định từ trước: “Thuận trời thì an nhàn, trái trời thì vất vả”, “số đã định, lý không chống lại được, mệnh đã định, người không cưỡng lại được” [19, 14].

Có thể nói, tư tưởng mệnh trời là sợi chỉ đỏ chi phối tác phẩm, dù những con người không tin vào quỷ thần như Tào Tháo và quyết thay đổi số phận như Khổng Minh đã có nhiều nỗ lực song đã không thể thay đổi được thời cuộc. Đây chính là hạn chế lớn của tác giả và của thời đại đương thời.

30

Một phần của tài liệu (Trang 30 - 31)