68 Tào Tháo giữ chữ tín còn thể hiện ở hành động đốt hết thư của thủ hạ mình

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 70)

Tào Tháo giữ chữ tín còn thể hiện ở hành động đốt hết thư của thủ hạ mình trước đó đã từng liên lạc với Viên Thiệu. Truyện Tam Quốc diễn nghĩa kể rằng sau khi đánh bại Viên Thiệu, quân Tào Tháo được to, bèn đem vàng bạc vóc nhiễu bắt được thưởng cho quân sĩ. Trong tập sổ sách Tháo bắt được một bó toàn là thư của những người ở Hứa Đô và tướng sĩ tư thông với Viên Thiệu. Tả hữu nói: “Nên đối chiếu từng tên một, bắt mà giết đi”. Tháo nói: “Đang lúc Thiệu mạnh, chính ta cũng chưa chắc giữ nổi thân mình, huống hồ người khác”, bèn sai đốt hết, không nhắc đến việc ấy nữa [18, 584]. Hành động đó của Tào Tháo đã khiến cho quân sĩ dưới trướng Tháo phải cảm phục, từ đó dốc lòng phục vụ, không ai còn tư tưởng phản nghịch nữa.

Một sự kiện khác là Trần Lâm khi xưa theo Viên Thiệu đã vâng lệnh Thiệu viết hịch chửi Tào Tháo rất thậm tệ, khiến Tào Tháo xem xong phải “rợn tóc rùng mình, mồ hôi toát ra như tắm” [18, 434]. Sau khi quân Tào Tháo đánh bại Viên Thiệu, Trần Lâm bị bắt sống, bộ hạ của Tháo khuyên Tháo giết Trần Lâm đi nhưng Tào Tháo tiếc Trần Lâm là người có tài, đã gạt bỏ thù cũ và giữ Trần Lâm lại làm tòng sự của mình. Điều đó, một lần nữa cho thấy, Tào Tháo là người biết trọng dụng nhân tài cho đại sự và không thù dai.

Tất cả những sự việc trên cho chúng ta thấy một Tào Tháo không những là người giỏi tiếp thu ý kiến của người khác mà còn cho thấy một Tào Tháo trong xử lý công việc đôi lúc còn dao động nhưng rất nhanh lại đã có thể hạ quyết tâm, nét đặc sắc hơn nữa là vừa sáng suốt, lại quyết đoán khi hạ quyết tâm ấy. Tào Tháo trong Tam Quốc diễn nghĩa tuy là nhân vật phản diện với tính cách “gian hùng”, “gian thần” nhưng cũng là một nhân vật rất biết giữ chữ tín. Điều đó đã khiến cho Tào Tháo tuy là nhân vật phản diện nhưng lại thu phục được rất nhiều nhân tài về dưới trướng của mình, làm nên sự nghiệp bá vương.

Một phần của tài liệu (Trang 69 - 70)