42 Mặc dù Quan Vũ được Tào Tháo lễ đãi rất hậu, chính Quan Vũ cũng nó

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)

Mặc dù Quan Vũ được Tào Tháo lễ đãi rất hậu, chính Quan Vũ cũng nói “biết Tào công đãi tôi rất hậu” nhưng Quan Vũ quyết không phản bội Lưu Bị, cuối cùng phải chọn cách “phải ra sức báo công rồi mới đi”. Kết quả là Tào Tháo càng thêm kính trọng Quan Vũ: “Không quên chủ cũ, lúc đến lúc đi đều phân minh, thế mới thực là trượng phu” [18, 509]. Sống trong nhung lụa, được Tào Tháo hậu đãi rất trọng nhưng Quan Vũ luôn một lòng hướng về Lưu Bị, không lúc nào quên lời thề khi xưa, lúc đến lúc đi đều rất phân minh, không màng phú quý, danh lợi. Nhân cách của Quan Vũ thật khiến người ta khâm phục và ngưỡng mộ, đó là nhân cách của một vị anh hùng, của một người quân tử chính nhân, đáng để người đời ngưỡng mộ và noi theo.

Khi Lưu Bị lên ngôi Hán Trung Vương, Vân Trường được giao trọng trách giữ Kinh Châu. Trong khi Quan Công tiến đánh Phàm Thành, quân Ngô bí mật đánh úp Kinh Châu. Không có hậu quân ở Kinh Châu tiếp ứng, quân của Quan Công bị thất bại trước quân Ngụy tại Phàm Thành. Sau đó, Quan Công lui bình về Mạch Thành và bị quân Ngô vây đánh. Ngưỡng mộ tài năng và nghĩa khí của Quan Công, vua Ngô cho anh của Gia Cát Lượng là Gia Cát Cẩn đến Mạch Thành chiêu hàng Quan Công. Gia Cát Cẩn vào thành và nói rằng phụng mệnh Ngô hầu, đến dụ Quan Công chiêu hàng, Cẩn nói từ xưa có câu rằng: “Biết thời thế gọi là tuấn kiệt”, nay chín quận Kinh Tương của Quan Công đều đã rơi vào tay người khác, chỉ còn Mạch Thành này, trong thì hết lương, ngoài thì không có quân cứu, nguy cấp đến ngay trước mắt, rồi Cẩn khuyên Quan Công nên hàng Ngô hầu, đó mới là biết thời thế. Nghe vậy Quan Công sầm mặt lại, nói rằng: “Ta là một kẻ võ phu ở Giải Lương, nhờ được chủ ta coi như anh em thủ túc có lẽ đâu ta lại trái nghĩa mà theo hàng với người khác! Thành này mà phá, ta chỉ còn cái chết nữa thôi. Ngọc tuy dập vụn được, nhưng không sao đổi được sắc trắng; trúc đốt cháy được, nhưng không sao hủy được gióng thẳng; thân người tuy chết, nhưng còn danh tiếng truyền mãi trong sử sách” [19, 674]. Nói xong, Quan Công sai quân đuổi Cẩn ra khỏi thành.

Một phần của tài liệu (Trang 43 - 44)