39 nghĩa là chấp nhận trở thành kẻ phản nghịch của triều đình, là từ bỏ chỗ sáng mà

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)

nghĩa là chấp nhận trở thành kẻ phản nghịch của triều đình, là từ bỏ chỗ sáng mà đâm đầu vào chỗ tối (theo như lời Từ mẫu, mẹ của Từ Thứ). Quan Vũ thà chết trên chiến trường chứ không chịu đầu hàng giặc, không chịu làm kẻ phản nghịch, đó thật là chí khí của một người quân tử, một bậc đại anh hùng.

Quan Công một lòng vì Lưu Bị, vì nhà Hán, thà chết chứ không chịu hàng quân Tào, Trương Liêu trình bày ba tội lớn của Quan Công nếu chết lúc bấy giờ. Thứ nhất: Khi trước Lưu sứ quân cùng Quan Công kết nghĩa, có thề với nhau cùng sống thác. Nay sứ quân mới thua mà Vân Trường đi đánh liều cố lấy cái chết, nếu sứ quân vẫn còn sống, muốn tìm Vân Trường mà không tìm thấy, vậy là Vân Trường đã phụ lời thề khi xưa. Thứ hai: Lưu sứ quân đem vợ con phó thác cho Vân Trường, nay nếu Vân Trường liều mình chịu chết, khi đó hai phu nhân nương tựa vào ai, như thế là phụ lời phó thác của Lưu sứ quân trước khi ra trận. Thứ ba: Vân Trường võ nghệ siêu quần, tinh thông kinh sử, vậy mà không nghĩ cùng Lưu Bị giúp nhà Hán, lại tự nhảy vào nước sôi lửa cháy, mua lấy cái tiếng mạnh bạo của kẻ vũ phu chứ không phải là nghĩa. Đó là ba tội lớn của Quan Công nếu cứ liều mình đánh giặc tìm lấy cái chết. Quan Công ngồi suy nghĩ một lúc, nghĩ đến tình huynh đệ với Lưu Bị, nghĩ đến vợ con Lưu Bị đang nằm trong tay Tào Tháo, Quan Công đồng ý quy hàng Tào Tháo nhưng với ba điều giao ước. Ông chỉ đồng ý đầu hàng nếu Tháo đồng ý ba giao ước của mình, đó là: “Một là: ta đã cùng hoàng thúc cùng nhau xin thề giúp nhà Hán, nay ta chỉ hàng vua nhà Hán, không hàng Tào Tháo. Hai là: hai chị dâu ta phải được cấp dưỡng theo bổng lộc của hoàng thúc, nhất thiết người ngoài không ai được đến cửa. Ba là: hễ ta nghe thấy hoàng thúc ở đâu, không quản trăm dặm nghìn dặm, lập tức ta cáo từ, rồi đi theo. Ba điều ấy nếu thiếu một điều ta nhất định không hàng…” [18, 479] Quan Công chỉ hàng vua Hán chứ không hàng Tào Tháo, nghĩa là ông chỉ đầu hàng chính nghĩa, không đầu hàng cái ác, không theo kẻ phản nghịch. Hơn nữa, đầu hàng vua Hán đồng nghĩa với việc Quan Công vẫn giữ trọn trung nghĩa với Lưu Bị, với nhà Hán. Rồi nếu nghe

Một phần của tài liệu (Trang 40 - 41)