48 quyết không làm” [18, 274] Lời nói của Từ Hoảng thật thấu tình đạt lý, biểu hiện

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)

quyết không làm” [18, 274]. Lời nói của Từ Hoảng thật thấu tình đạt lý, biểu hiện của một người nghĩa sĩ quân tử, một vị anh hùng đáng để người ta kính nể. Từ đó, Từ Hoảng tham gia vào tất cả các trận đánh lớn của Tào Tháo, trong đó có những chiến dịch tấn công Lã Bố, Viên Thiệu, Lưu Bị, Mã Siêu… Từ Hoảng luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhờ tài năng quân sự và tháo vát của mình. Đặc biệt, trong trận Đông Quan, Từ Hoảng đã tham mưu cho Tào Tháo phương án tác chiến đánh vào sườn của quân Tây Lương, đó là bước ngoặt lớn của trận chiến, tạo điều kiện cho quân Tào có thắng lợi quyết định. Giây phút huy hoàng nhất trong sự nghiệp của Từ Hoảng có lẽ là ở trận đánh Phàn Thành. Khi Phàn Thành (nay thuộc Tương Phàn, Hồ Bắc) bị Quan Vũ tấn công và quân tiếp viện do Vu Cấm chỉ huy bị đánh bại, Từ Hoảng dẫn quân đến Phàn Thành làm quân tiếp viện thứ hai. Từ Hoảng biết rằng phần lớn lính của mình không được tập luyện bài bản nên ông không giao chiến ngay mà lập trại đằng sau quân địch. Ông cho lính đào hầm xung quanh thành khác của địch là Nghiêm Thành, giả vở như cắt đường vận lương của địch. Quân Quan Vũ bị lừa và rời bỏ vị trí, giúp Từ Hoảng từng bước giải vây Phàn Thành. Khi Từ Hoảng dẫn quân về trại, đích thân Tào Tháo ra ngoài thành bảy dặm để đón tiếp Từ Hoảng. Thường thì quân của các tướng khác, vì muốn xem mặt Tào Tháo, nên đều mất hàng ngũ nhưng quân của Từ Hoảng vẫn hàng nào đội ấy, răm rắp một lượt. Thấy điều này, Tào Tháo khen rằng: “Từ tướng quân quả thật có dáng như Chu Á Phụ ngày trước!” Từ Hoảng hiện lên trong tác phẩm là một vị anh hùng, một người quân tử, một bậc đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, một lòng phò tá chủ, tư tưởng không lung lạc, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không thay lòng.

Ngoài ra, trong tác phẩm, còn có thể thấy nhiều dũng tướng quân tử khác bên Đông Ngô như Lã Mông, Cam Ninh, Lục Tốn, Đinh Phụng… nhưng không

Một phần của tài liệu (Trang 49 - 50)