32 cho thiên hạ khởi binh đó” [18, 465] Câu nói của Trình Dục có thể hiểu là bao lâu

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)

cho thiên hạ khởi binh đó” [18, 465]. Câu nói của Trình Dục có thể hiểu là bao lâu nay, sở dĩ Tào Tháo có thể huy động được lực lượng đông đảo binh lính, sĩ phu đi theo và một lòng phò tá mình là do Tào Tháo mượn danh nghĩa thay mặt triều đình nhà Hán để chinh phạt các chư hầu, thống nhất đất nước. Tức là, Tào Tháo có công danh, địa vị, tiếng tăm lẫy lừng như thế một phần là do Tào Tháo lấy danh nghĩa là bề tôi nhà Hán để đi chinh phạt quân phiến loạn. Lực lượng quân đội của Tào Tháo là lực lượng chính nghĩa – bề tôi của triều đình nhà Hán, để chống lại các lực lượng phi chính nghĩa – đội quân của các nước chư hầu nổi dậy làm phản. Nay nếu Tào Tháo phế vua Hiến Đế, lập người khác lên thay thì danh nghĩa trung thần nhà Hán mà bao lâu nay Tào Tháo vẫn mượn để huy động lực lượng nhân dân sẽ tan biến, Tháo sẽ trở thành phản tặc của cả nước Trung Hoa. Qua đó, chúng ta có thể thấy được mặc dù đất nước Trung Quốc thời bấy giờ rơi vào cảnh loạn lạc, triều đình nhà Hán suy vong tột độ nhưng tư tưởng chính thống của nhân dân Trung Hoa lúc bấy giờ vẫn là ủng hộ nhà Hán.

Một sự kiện khác là Lưu Bị sau khi thoát chết thần kỳ tại suối Đàn Khê nhờ ngựa đích lư đã may mắn gặp được Từ Thứ và được Từ Thứ theo phò tá. Nhờ tài thao lược của Từ Thứ, quân của Lưu Bị đã giành được nhiều trận thắng lớn trước quân đội hùng mạnh của Tào Tháo. Tào Tháo mến mộ tài năng của Từ Thứ nên đã bày mưu lừa bắt thân mẫu của Từ Thứ để ép Thứ theo phò tá mình. Sau khi bắt được Từ mẫu (mẹ của Từ Thứ), Tháo đối đãi tử tế rồi dùng lời ngon ngọt dụ dỗ Từ mẫu viết thư gọi Từ Thứ bỏ Lưu Bị để theo hàng mình. Khi được Từ mẫu hỏi Lưu Bị là người như thế nào, Tào Tháo đã nói xấu Lưu Bị trước mặt Từ mẫu: “Là một kẻ hèn mọn ở Bái Quận, mạo xưng “Hoàng thúc”, vốn chẳng có tín nghĩa gì. Có thể nói ngoài vỏ là người quân tử, mà trong ruột là một đứa tiểu nhân.” [18, 677] Từ mẫu nghe xong bỗng nổi giận đùng đùng và mắng Tào Tháo: “Ngươi xảo quyệt đến thế là cùng! Từ lâu ta đã biết Huyền Đức là con cháu Trung Sơn Tĩnh Vương, cháu chắt Hiếu Cảnh hoàng đế. Ông ấy khiêm tốn, quý trọng hiền sĩ, kính cẩn đãi

Một phần của tài liệu (Trang 33 - 34)