62 ạt Quân Tào đi đến Uyển Thành, Lưu Bị mới hay biết tin, liền rút quân đội ra khỏ

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 64)

ạt. Quân Tào đi đến Uyển Thành, Lưu Bị mới hay biết tin, liền rút quân đội ra khỏi Phàn Thành. Khi đi qua Tương Dương, Gia Cát Lượng khuyên Lưu Bị đánh Lưu Tung, như vậy thì có thể chiếm được Kinh Châu. Lưu Bị nói: “Lúc anh ta sắp mất đã gửi con cho ta; nay nếu ta bắt lấy con, cướp lấy đất, thì sau này xuống chín suối còn mặt mũi nào trông thấy anh ta nữa” [19, 68]. Về sau, cận thần của Lưu Tung cùng với rất nhiều người ở Kinh Châu vì cảm phục tấm lòng nhân nghĩa của Lưu Bị đều quy phục Bị. Quân Lưu Bị lui quân để tính kế lâu dài chống lại đại quân của Tào Tháo vẫn luôn lo lắng cho nhân dân Tân Dã, sai quân thông báo cho nhân dân biết quân Tào sắp đến, ai muốn đi theo thì đi, ai không muốn đi thì ở lại. Nhân dân đều đồng thanh reo: “Dù chết, chúng tôi cũng vui lòng theo sứ quân”. Liền đó, trăm họ khóc lóc ra đi, già trẻ dắt díu, trai gái bế bồng, lũ lượt sang đò. Huyền Đức ở trên thuyền trông thấy cảm động nói: “Chỉ vì một mình ta, mà để cho trăm họ gặp tai nạn lớn, ta sống làm chi” [19, 76]. Nói rồi, Lưu Bị định đâm đầu xuống sông tự sát. Quân dân Kinh Tương vì cảm mến tấm lòng của Lưu Bị nên nguyện thề sống chết theo Bị.

Khi quân Lưu Bị đi tới Đương Dương, những người quy phục và đi theo Lưu Bị đã có tới hơn mười vạn người, vài nghìn cỗ xe lớn nhỏ và rất nhiều đồ gồng gánh. Đang đi chợt có tin báo rằng: “Đại quân Tào Tháo đã đóng ở Phàn Thành, đương sai người chuẩn bị thuyền bè, sắp sửa sang đò đuổi theo”. Các tướng nghe vậy liền nói: “Giang Lăng hiểm yếu, đủ cự được với giặc. Nay đem mấy vạn dân, ngày đi được hơn mười dặm, thì bao giờ mới đến nơi? Nếu quân Tào kéo đến, thì làm thế nào? Chi bằng hãy tạm bỏ dân lại mà đi trước”. Huyền Đức khóc rằng: “Ta mưu việc lớn, chẳng qua cũng lấy dân làm gốc. Nay người ta theo mình, sao nỡ bỏ” [19, 78]. Khi tình thế nguy cấp, Lưu Bị vẫn không quên những người đi theo ông, trong những lúc dập vùi trôi dạt ông vẫn coi trọng tín nghĩa, thi hành ân đức rộng rãi để thu hút lòng người. Do đó, quân dân cảm phục tấm lòng nhân đức của Lưu Bị mà một lòng theo phò tá.

Một phần của tài liệu (Trang 63 - 64)