người cùng giết!” [18, 38] Lời thề “kết nghĩa vườn đào” của ba anh em Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi đã theo họ đi suốt cuộc đời, trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt những sự kiện diễn ra trong cuộc đời của ba nhân vật này.
Quan Vũ là người tinh thông võ nghệ, sức khỏe hơn người, mưu trí, gan dạ, mộ người trọng nghĩa khí, trọng tình nghĩa… là một anh hùng, một đấng quân tử tiêu biểu trong tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa, được dân gian sùng bái, kính trọng. Ông đã thực hiện chữ “trung” và chữ “tín” rất triệt để, một lòng phò tá Lưu Bị. Trong suốt cuộc đời chinh chiến của Lưu Bị, trong mỗi trận đánh lớn nhỏ đều có sự góp sức của Vân Trường. Tình nghĩa giữa Vân Trường và Lưu Bị bao hàm cả nghĩa bạn bè, nghĩa anh em và cả nghĩa vua tôi. Hành động và lời nói của Vân Trường trong tác phẩm đều thể hiện khí phách của một người quân tử, một vị anh hùng, một bậc đại trượng phu.
Khi Tào Tháo tấn công Lưu Bị và chiếm được Tiểu Bái (nơi Lưu Bị đóng quân) bèn bàn với mưu sĩ tìm cách chiếm Hạ Phì là nơi Vân Trường đang canh giữ và trông nom vợ con Huyền Đức. Tào Tháo trước giờ vẫn mến mộ võ nghệ của Vân Trường, nhân cơ hội này muốn dụ Trường về quy hàng. Nghe vậy, quân sư của Tháo là Quách Gia nói rằng: “Vân Trường là người nghĩa khí, chắc không chịu hàng, sai người đến dụ không khéo bị hại” [18, 474]. Khi Quan Vũ bị quân Tào dồn đánh, vây trên đỉnh núi, một mình Vân Trường tả xung hữu đột giết giặc khiến không một tên giặc nào dám đến gần. Trương Liêu là một hạ tướng của Tào Tháo, cũng là bạn cũ của Vân Trường nghe lệnh của Tháo lên núi dụ Vân Trường quy hàng quân Tào. Nghe vậy, Vân Trường đã tức giận mà nói rằng: “Nay tuy hết đường đất, ta vẫn coi cái chết như không. Ngươi đi ngay, ta sẽ xuống chân núi đánh nhau bây giờ” [18, 477]. Lời nói của Quan Vân Trường thực nghĩa khí, thà chết chứ không chịu quy hàng quân Tào, quy hàng Tào Tháo – kẻ phản tặc của triều đình, kẻ thù của Lưu Bị. Cần phải nói rõ rằng Tào Tháo lúc này tuy là bề tôi của triều đình nhà Hán nhưng thực chất lại là phản tặc của nhà Hán, hàng quân Tào