bắt được hắn, thế là định xong phương nam, sao thừa tướng lại tha hắn về?” Khổng Minh lúc đó liền cười và nói: “Ta bắt hắn ví như thò tay vào túi lấy đồ vật đó thôi; cốt sao cho hắn phục cái bụng mình, thì tự khắc yên ổn cả” [20, 164]. Và rồi Khổng Minh trước sau đều dùng nhân nghĩa để đối đãi với quân Man. Ân đức của Khổng Minh vì lẽ đó cũng lan rộng khắp nam Man, nhân dân nam Nam ai cũng cảm tạ ân đức của Gia Cát thừa tướng.
Sáu lần đầu được Khổng Minh tha chết, Mạnh Hoạch đều không phục Khổng Minh và tìm mọi cách phục thù. Đến lần thứ bảy được Khổng Minh tha chết, Mạnh Hoạch mới khóc mà nói rằng: “Từ xưa đến nay, chưa có ai đánh giặc, bảy lần bắt được mà lại bảy lần tha cho bao giờ. Tôi tuy là người mọi rợ, cũng hiểu biết đôi chút lễ nghĩa, có đâu lại mặt dày mãi thế được!” Nói đoạn, Hoạch dắt díu vợ con, anh em, họ hàng, cởi trần ra khúm núm và quỳ cả dưới trướng của Khổng Minh, tạ tội rằng: “Thừa tướng thực là thiên oai, người phương nam tôi không dám làm phản nữa!” Khổng Minh nghe vậy hỏi: “Ông nay đã chịu rồi à?” Mạnh Hoạch lại khóc mà nói rằng: “Con con cháu cháu tôi cũng được đội ơn sinh thành của thừa tướng, dám đâu không phục” [20, 212]. Khổng Minh liền mời Mạnh Hoạch lên trướng, mở yến tiệc ăn mừng, rồi lại cho làm chúa các động như trước. Lại trả cho Mạnh Hoạch tất cả các đất đai đã chiếm được. Mạnh Hoạch và tông đảng cùng quân Man, ai nấy đều đội ơn, mừng rỡ, khoa chân múa tay mà đi.
Như vậy, Khổng Minh bằng nhân đức của mình, đã thu phục được nước nam Man, là một vùng “nhân dân không biết vương hóa là gì”, khiến cho cả nước nam Man một lòng quy phục mình, hứa đời đời trung thành với nhà Thục Hán. Đó cũng chính là mục đích thân chinh đi đánh quân nam Man của Gia Cát Lượng. Hơn thế nữa, mục đích chinh phạt nam Man bằng chính sách “tâm công” đã góp phần giữ yên bờ cõi phía nam để Khổng Minh tập trung binh lực để Bắc phạt Ngụy, nhằm thực hiện lý tưởng của mình.
58