35 là người đi thuyết khách, lần lượt các quan văn võ hỏi Khổng Minh và ông đều trả

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 37)

là người đi thuyết khách, lần lượt các quan văn võ hỏi Khổng Minh và ông đều trả lời trôi chảy khiến những người này không thể nói được gì nữa. Khi Tiết Tung cho rằng Tào Tháo không phải giặc nhà Hán, Tháo đã nắm được hai phần ba thiên hạ rồi, nhân tâm ai cũng quy phục cả. Duy chỉ có Lưu Dự Châu không biết thiên thời, muốn gượng tranh với Tháo thì chỉ như trứng chọi với đá mà thôi. Nghe vậy, Khổng Minh quát to lên rằng: “Người ta sinh ra ở đời phải lấy trung làm cốt. Ông (tức Tiết Tung) đã làm tôi nhà Hán, nếu kẻ nào phản nghịch, phải thề giết nó đi mới là phải đạo. Nay tổ tôn Tào Tháo đời đời ăn lộc nhà Hán, Tháo đã không nghĩ báo ơn, lại mang lòng phản nghịch, thiên hạ đều oán ghét cả. Ông lại dám đổ cho số trời, thật là con người vô quân vô phụ, không xứng đáng bàn luận” [19, 114]. Hơn thế, Khổng Minh còn nói với Lục Tích: “Tào Tháo là con cháu tướng quốc họ Tào, thì là đời đời làm tôi nhà Hán, nay dám chuyên quyền ngang ngược, khinh nhờn cả vua: như thế hắn không những là vô quân mà lại là khinh cả tổ tiên mình; không những là loạn thần của nhà Hán, mà còn là đứa con bất hiếu của họ Tào nữa” [19, 115].

Lời nói của Khổng Minh trước bá quan văn võ Đông Ngô có ý nói rằng tất cả người dân Trung Hoa bất kể quan lại, binh lính hay thường dân đều là bề tôi nhà Hán, hưởng lộc nhà Hán thì phải đời đời phục vụ nhà Hán mới là trung quân, hợp với lẽ trời, kẻ nào phản nghịch thì phải giết kẻ đó đi thì mới là người trung quân. Tào Tháo là con cháu tướng quốc họ Tào, hưởng lộc nhà Hán thì phải đời đời trung thành với nhà Hán, nhưng Tháo lại chuyên quyền, ngang ngược, “bức thiên tử để lệnh chư hầu”, đó là kẻ phản nghịch, vô quân, loạn thần của nhà Hán, không những thế, Tào Tháo còn là đứa con bất hiếu của họ Tào. Lời nói của Gia Cát Khổng Minh khi đi sứ sang Đông Ngô thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng ủng hộ nhà Hán, chống lại Tào Tháo.

Và Tào Tháo, một người mưu mô, nhiều tham vọng và có mộng bá vương, làm chủ thiên hạ đến khi qua đời cũng chỉ dám xưng vương, không dám phế truất

Một phần của tài liệu (Trang 36 - 37)