34 quân đi tiên phong, lại chọn ngày Bính Ngọ tháng Bảy, năm thứ 13 đời Kiến An

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 36)

quân đi tiên phong, lại chọn ngày Bính Ngọ tháng Bảy, năm thứ 13 đời Kiến An (208) xuất phát. Thấy Tào Tháo xuất quân đến Tân Dã đánh Lưu Bị, Thái trung đại phu là Khổng Dung can rằng: “Lưu Bị, Lưu Biểu cùng là tôn thân nhà Hán, không nên khinh thường mà đánh. Tôn Quyền nắm giữ sáu quận, lại được sông Trường Giang hiểm trở, cũng không dễ lấy được đâu. Nay thừa tướng huy động đạo quân vô đạo ấy, tôi e trái với nguyện vọng của thiên hạ” [19, 59]. Tháo nghe vậy giận quá mắng đuổi Khổng Dung và hạ lệnh hễ ai can nữa thì chém. Khổng Dung ra khỏi phủ, ngẩng mặt lên trời than rằng: “Người chí bất nhân đi đánh người chí nhân, chẳng thua sao được!” [19, 60] Tào Tháo lúc bấy giờ là thừa tướng triều đình nhà Hán, quân đội của Tháo là quân đội chính quy của triều đình, vậy tại sao Khổng Dung lại gọi đội quân ấy là “đội quân vô đạo”? Bởi lẽ, Tào Tháo đã sử dụng đội quân ấy vào mục đích tiêu diệt Lưu Bị, Lưu Biểu vốn là tôn thất nhà Hán, đồng nghĩa với việc Tào Tháo dùng quân đội để chống lại nhà Hán, vì vậy nên Tào Tháo bị coi là “người chí bất nhân” còn Lưu Bị là “người chí nhân”. Khổng Dung là quan của triều đình nhà Hán, nhưng cũng là một người đi theo Tào Tháo, lời của Khổng Dung cũng phần nào cho thấy tư tưởng chính thống ủng hộ nhà Hán của quân dân Trung Quốc thời kỳ bấy giờ.

Tư tưởng chính thống trên còn thể hiện cả trong việc Khổng Minh đi sứ ở nước Ngô. Khi Lưu Bị bị quân của Tào Tháo tiến đánh, quân của Lưu Bị ít ỏi phải chống lại đội quân hùng mạnh của Tào Tháo, tình thế vô cùng khó khăn. Lúc bấy giờ, quân sư của Lưu Bị là Khổng Minh Gia Cát Lượng hiến kế xin được sang Đông Ngô thuyết phục Tôn Quyền khởi binh đánh Tào Tháo, giải vây cho quân của Lưu Bị. Khi Lỗ Túc dẫn Khổng Minh đến dưới trướng của Tôn Quyền, đã thấy bọn Trương Chiêu, Cố Ung, toàn quan văn võ hơn hai chục người, mũ cao đai rộng, y phục chỉnh tề, ngồi có thứ tự rồi, Khổng Minh chào hỏi từng người, thông tính danh đâu đấy, rồi đến ngồi trên ghế tân khách. Bọn Trương Chiêu thấy Khổng Minh phong thái đàng hoàng tự nhiên, độ lượng khẳng khái, biết rằng người này tất

Một phần của tài liệu (Trang 35 - 36)