người ta sống chết có mệnh, con ngựa hại thế nào được” [18, 645]. Tịch nghe vậy phục làm cao kiến, càng ngưỡng mộ Lưu Bị hơn, từ đấy thường hay đi lại thăm hỏi.
Một hôm Lưu Bị đi trong thành, ngang qua chợ thấy một người đội khăn cát bá, mặc áo vải, thắt lưng thâm, đi giày đen, vừa đi vừa hát:
“Thuở trời đất gặp cơn phản phúc. Lửa Viên Lưu đương lúc suy tàn. Lâu đài sắp sửa lật nghiêng.
Một cây há dễ chống nên được nào? Non sông có bậc anh hào.
Muốn tìm minh chúa, chúa nào biết ta?” [18, 666]
Lưu Bị nghe vậy liền xuống ngựa gặp mặt, mời về huyện, hỏi họ tên. Người ấy chính là Từ Thứ (lúc đó lấy tên giả là Đan Phúc), Thứ lâu nay vẫn nghe nói Huyền Đức có ý thu nạp những kẻ hiền sĩ muốn đến theo hầu, nhưng chưa dám vội vàng, nên đi dong chợ hát nghêu ngao để động đến tai Lưu sứ quân, Huyền Đức mừng lắm, tiếp đãi vào bậc thượng khách. Từ Thứ xin được xem con ngựa Lưu Bị đang cưỡi rồi nói: “Đây có phải ngựa đích lư không? Tuy là thiên lý mã nhưng hay hại chủ, không nên cưỡi”. Huyền Đức nghe vậy liền thuật lại chuyện ngựa đích lư cứu Huyền Đức thoát chết khi trước, Thứ nghe xong nói: “Thế là cứu chủ chứ không phải hại chủ, sau này thế nào nó cũng hại một chủ, tôi có phép giải được cái tật ấy”. Huyền Đức hỏi phép gì, Thứ đáp: “Ngài hãy đem ngựa này tặng cho người nào mà ngài vẫn thù ghét, đợi khi nó hại người ấy rồi, ngài sẽ cưỡi, tất không việc gì nữa”. Huyền Đức nghe vậy đổi ngay sắc mặt nói: “Ông mới đến đây, chưa dạy ta điều gì chính đạo, đã vội khuyên ta ngay một việc ích kỷ hại nhân. Bị đây không thể nào theo được”. Từ Thứ cười và nói: “Lâu nay tôi vẫn nghe tiếng sứ quân là người nhân đức, nhưng chưa dám tin, nên mới đem lời ấy ra thử” [18, 667]. Bằng tấm lòng nhân đức của mình, Lưu Bị đã khiến Từ Thứ phải nể phục và nguyện một