63 Quân Lưu Bị trên đường rút lui về Giang Lăng gặp quân Tào đuổi theo, trận

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 65)

Quân Lưu Bị trên đường rút lui về Giang Lăng gặp quân Tào đuổi theo, trận hỗn chiễn giữa quân Tào và quân Lưu Bị diễn ra. Trong trận chiến, Triệu Vân liều chết bảo vệ con của Lưu Bị ra khỏi chiến trường, mang đến gặp Lưu Bị. Bị đỡ lấy A-Đẩu rồi ném phịch xuống đất và nói: “Vì mày, suýt nữa ta mất một viên đại tướng!”. Triệu Vân vội vàng cúi xuống đất ôm lấy A-Đẩu, khóc lạy nói: “Vân dù gan góc lầy đất, cũng không đủ báo được” [19, 94]. Lưu Bị “bỏ A-Đẩu úy lạo Tử Long” (ném A-Đẩu lấy lòng Tử Long) để liên kết lòng tướng sĩ, làm cho các tướng dù đất sụp cũng vẫn dốc lòng dốc sức phò tá Lưu Bị.

“Tam cố thảo lư” (ba lần đến lều tranh) để mời Khổng Minh ra giúp sức biểu hiện lòng khao khát người hiền của Lưu Bị. Lưu Bị dựa trên quan hệ cá nước để đối đãi với Gia Cát Lượng. Trước khi chết, Lưu Bị ủy thác con côi cho Khổng Minh, mời Khổng Minh lên giường, gọi hai con là Lưu Vĩnh, Lưu Lý đến trước mà dặn rằng: “Các con phải nhớ lấy lời cha: Khi cha mất rồi, ba anh em chúng mày phải coi thừa tướng như cha, không đươc khinh nhờn” [20, 117]. Nói đoạn sai hai người lạy Khổng Minh. Lưu Bị dùng tấm lòng của mình để đối đãi với Khổng Minh, làm cho Khổng Minh cảm phục thực lòng, trung thành hết mức: “Chúng tôi đâu dám chẳng hết sức chân tay, dốc niềm trung trinh, kỳ cho đến chết mới thôi” [20, 117].

Có thể nhận thấy rằng: Tào Tháo, Khổng Minh, Tư Mã Ý, cả ba người cùng làm đến chức thừa tướng của một nước, nắm trong tay mọi binh quyền, quyền lực trong triều đình. Song cả Tào Tháo và Tư Mã Ý đều dùng quyền lực ấy để tiếm ngôi, lật đổ vương triều cũ, lập nên vương triều mới của mình, duy chỉ có Khổng Minh một đời trung thành với nhà Thục Hán, với Lưu Bị. Sự trung thành tận tụy ấy của Khổng Minh một phần xuất phát từ bản chất trung nghĩa của ông, một phần khác xuất phát từ lòng cảm phục nhân đức của Lưu Bị mà ra. Lưu Bị dù có cướp nước của kẻ khác thì điều đầu tiên ông xét tới là “nhân tâm”. Lưu Bị không tiếp nhận sách lược của Bàng Thống “giết vua để cướp nước”, tức là giết Lưu Chương

Một phần của tài liệu (Trang 64 - 65)