Yêu cầu của tiết luyện nó

Một phần của tài liệu Ngày soạn: 8 2015 (Trang 28 - 31)

Tác phong: đàng hoàng, chững chạc, tự tin - Cách nói: rõ ràng, mạch lạc, không ấp úng. - Nội dung: đảm bảo theo yêu cầu của đề.

Hoạt động 3: Luyện tập (25’)

Lập dàn ý câu hỏi về nhà

- HS trao đổi dàn ý trong 5 phút - Tự sửa dàn ý của mình

a. Theo em Kiều Phương là

người như thế nào? Từ các chi tiết về nhân vật này hãy miêu tả Kiều Phương theo tưởng tượng của em?

II. Luyện tập Bài 1

a. Nhân vật Kiều Phư ơng

- Hình dáng: gầy, thanh mảnh, mặt lọ lem, mắt sáng, miệng rộng, răng khểnh

- Tính cách: hồn nhiên, trong sáng, nhân hậu, độ lượng tài năng

Hình ảnh người anh như thế nào? Hình ảnh người anh trong bức tranh với hình ảnh người anh thực của Kiều Phương có khác không?

- GV gợi ý : Khi nói cần chú ý làm nổi bật đặc điểm của người thân, miêu tả bằng các hình ảnh so sánh và nhận xét của bản thân.

- Mỗi nhóm chọn 1 đại biểu nói trước lớp, lớp nhận xét

- GV nhận xét.

Gv gợi ý cho HS theo các câu hỏi

- Trình bày trước nhóm trong 10 phút, sau đó trình bày trước lớp . - Gọi HS trình bày trước lớp. - GV hướng HS có những liên tưởng đẹp.

- GV cho hs nói sau đó gọi các HS khác nhận xét và cho điểm

b. Nhân vật người anh

- Hình dáng: không tả rõ nhưng có thể suy ra từ cô em gái, chẳng hạn: gầy, cao, đẹp trai, sáng sủa.

- Tính cách: ghen tị, nhỏ nhen, mặc cảm, ân hận, ăn năn, hối lỗi.

- Hình ảnh người anh thực và người anh trong bức tranh, xem kĩ thì không khác nhau. Hình ảnh người anh trai trong bức tranh thể hiện bản chất và tính cách của người anh qua cái nhìn trong sáng, nhân hậu cuả người em.

Bài tập 2

Nói về anh (chị) hoặc em mình.

- Chú ý quan sát, so sánh, liên tưởng,

tưởng tượng và nhận xét làm nổi bật những điểm chính trung thực, không tô vẽ.

1.Giới thiệu người đối tượng

2. Nêu các đặc điểm nổi bật của người đó.

3. Nhận xét chung và nêu tình cảm của em với người đó.

Bài tập 3

Tả đêm trăng đẹp.

- MB: Đêm trăng rằm: 1 đêm trăng kì diệu, đất trời vạn vật đều được tắm ánh trăng.

- TB: +Trăng là cái đĩa bạc giữa nền xanh da trời. + Trăng tỏa sáng khắp nơi nơi.

+ Trăng hoà quyện vào cây lá, bóng trăng lồng vào bóng cây lá lung linh, huyền ảo....

- KB: Đêm trăng rằm quả thật đẹp tuyệt vời.

Hoạt động 4 : Vận dụng (8’) Tả cảnh bình minh trên biển.

- GV tổ chức cho HS thảo luận và trình bày trước tổ.

- HS lắng nghe. Sau đó nhận xét.

-Mặt trời tròn vành vạnh, đỏ rực như khối lửa khổng lồ đang từ từ nhô lên khỏi mặt biển. - Mặt biển trong xanh mênh mông đầy như mâm bánh đúc.

- Biển gợn sóng lăn tăn từng lớp nhẹ xô vào bãi cát như xoá đi những dấu tích còn in trên mặt cát.

- Con thuyền căng gió băng băng lướt trên sông.

- Bầu trời cao lồng lộng, trong xanh không một gợn mây.Bình minh trên biển thật đẹp. - Những tia nắng ban mai trải dài trên bãi cát như những nan quạt khổng lồ chiếu rọi

khắp nơi, biển lung linh một màu xanh ngọc bích.

Hoạt động 5: Mở rộng(5’)

Đọc thêm về văn miêu tả

GV sưu tầm 1 số đoạn văn miêu tả hay cho Hs tham khảo

Hoạt động 6: Củng cố và hướng dẫn về nhà(2’)

* Củng cố

- Giáo viên nhận xét giờ luyện nói .

- Nhắc lại các năng lực cần thiết khi viết văn miêu tả *Hướng dẫn về nhà

- Tiếp tục luyện các kĩ năng làm văn miêu tả. - Soạn bài Phương pháp tả cảnh

- Đọc kĩ văn bản, soạn bài “ Vượt thác” ( Võ Quảng ), tiết sau học

Tuần 22 Tiết 88

Ngày soạn: 23/ 01 / 2019 Ngày dạy : / 01/ 2019 PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH;

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ CẢNH (ở nhà) A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức

- Yêu cầu của bài văn tả cảnh

- Bố cục, thứ tự miêu tả, cách xây dựng đoạn văn và lời văn trong bài văn tả cảnh. 2. Kĩ năng

- Quan sát vật

- Trình bày những điều đã quan sát vê cảnh vật theo một trình tự hợp lí. 3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập phương pháp tả cảnh, ý thức làm bài văn tả cảnh ở nhà đúng phương pháp, đúng thời gian quy định.

4. Những năng lực cần hình thành:

- Năng lực tự học, sáng tạo, thảo luận, vấn đáp, tự giải quyết vấn đề, hợp tác.

B. Chuẩn bị:

-.Giáo viên: - Soạn giáo án, bảng phụ. - Học sinh: - Học bài cũ, soạn bài mới.

C.Tổ chức các hoạt động dạy học: Hoạt động 1: Khởi động (2’)

* Ổn định lớp

* Kiểm tra bài cũ:không * Giới thiệu bài

Thế nào là văn tả cảnh? Làm thế nào để có bài văn tả cảnh hay, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động 2: . Hình thành kiến thức mới (20’)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt

HS đọc VD

GV chia lớp thành 3 nhóm, thảo luận theo hệ thống câu hỏi trên bảng phụ ( 5’) và trình bày ->GV treo bảng phụ ghi hệ thống câu hỏi.

Nhóm 1- VB a

? Tại sao có thể nói ,qua hình ảnh DHT, ta có thể hình dung ra được những nét tiêu biểu của cảnh sắc của khúc sông có nhiều thác dữ ?

Nhóm 2- VB b

? Đoạn văn tả quang cảnh gì?

Cảnh đó được miêu tả theo thứ tự nào?

? Tìm những câu văn tả cảnh dòng sông?

?Những câu nào tả cảnh rừng đước? ? Có thể đảo ngược thứ tự tả này không ? Vì sao?

Nhóm 3- VB c

? Bài văn tả cảnh gì ?

?Hãy tìm bố cục của bài văn? Nêu ngắn gọn nội dung từng phần ?

? Em có nhận xét gì về thứ tự miêu tả của tác giả trong đoạn văn ?

? Qua tìm hiểu các VD trên, em hãy

Một phần của tài liệu Ngày soạn: 8 2015 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(163 trang)
w