V ừ A Dính đã trở thành liệt sĩ thiếu niên của Đội ta
NGUYỄN BÁ NGỌC
Nguyễn Bá Ngọc là học sinh lớp 4B trưòng cấp I xã Quảng Trung, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá (năm học 1964-1965).Vào những năm 1964 giặc Mỹ đổ bộ vào miền Nam và cho máy bay đánh phá miền Bắc.
Một hôm (1965) tại xã Quảng Trung bị giặc ném bom dữ dội, lúc ấy người lớn đã ra đồng ruộng chỉ còn trẻ con ở nhà .
Đang ở dưới hầm nhưng nghe tiếng khóc to ở nhà bên, nhào lên dìu 2 em nhỏ xuống hầm, thì bị bom bi bắn vào lưng, cứu được 2 em nhỏ rồi Ngọc lả đi, vết thương nặng Ngọc đã hy sinh vào ngày 5-4-1965 tại bệnh viện. Noi gương ấy nhiều bạn trong cả nước dũng cảm hy sinh cứu em nhỏ trong bom đạn của địch
Hoạt động 4 : Vận dụng (5’)
? Khi học xong bài thơ “ Lượm” em có những suy nghĩ, cảm xúc gì nhân vật ?
- HS trình bày.
Hoạt động 5: Mở rộng (3’)
Đọc phần đọc thêm
Hoạt động 6: Củng cố- HDVN(3’)
* Củng cố
- Đọc diễn cảm bài thơ . * HDVN
- Học thuộc lòng bài thơ.
- Hiểu được ý nghĩa kết cấu đầu cuối tương ứng thể hiện trong bài thơ. - Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.
Tuần 26 Tiết 103,104 Ngày soạn: 18 /02 /2019 Ngày dạy : / / 2019 CÔ TÔ ( Nguyễn Tuân)
A.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Những hiểu biết về tác giả tác phẩm, những kiến thức về mảnh đất Cô Tô - Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo sau trận bão.
- Vẻ đẹp của đất nước ở một vùng biển đảo qua cảnh mặt trời mọc và cảnh sinh hoạt của con người.
- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản 2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản kí có yếu tố miêu tả
- Trình bày suy nghĩ , cảm nhận về vùng đảo Cô Tô sau khi học xong văn bản . 3. Thái độ:
- Yêu mến, tự hào về biển đảo quê hương. 4. Những năng lực cần hình thành:
- Năng lực tự học, sáng tạo, thảo luận, vấn đáp, tự giải quyết vấn đề, hợp tác, cảm nhận tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị :
- GV: : giáo án, tranh ảnh về Nguyễn Tuân và Cô Tô (sưu tầm)
- Học sinh : soạn bài
Hoạt động 1: Khởi động 5’
* Ổn định lớp * Kiểm tra bài cũ:
? Đọc thuộc bài thơ “Lượm”. Nêu nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài ? ? Em thích nhất hình ảnh thơ nào ? Cảm nhận của em về hình ảnh thơ đó .
* Giới thiệu bài
Đi khắp đất nước VN đâu đâu ta cũng bắt gặp những cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp… với khả năng quan sát tinh tế và ngòi bút điêu luyện Nguyễn Tuân đã đưa chúng ta đến với khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và cuộc sống sinh hoạt bình dị nhưng vô cùng thân tình, cởi mở của một vùng biển đảo…
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
HS đọc chú thích SGK
? Nêu hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Tuân ?
I. Giới thiệu chung 8’
1. Tác giả: (1910-1987)
- Quê Hà Nội .
- Nhà văn nổi tiếng về tùy bút và kí – tác phẩm luôn thể hiện phong cách độc đáo tài hoa, sự hiểu
biết phong phú, vốn ngôn ngữ dân gian điêu luyện
GV giới thiệu ảnh chân dung tác giả và một vài chi tiết tiêu biểu GV nhấn mạnh
? Nêu xuất xứ văn bản “Cô Tô” ?
HS trình bày. GV bổ sung
? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì ?
+ Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Lòng yêu nứơc của ông có màu sắc riêng : Gắn liền với vốn văn hoá cổ truyền của dân tộc.Yêu tha thiết tiếng mẹ đẻ, yêu những kiệt tác của văn chương cổ điển, yêu âm nhạc DG, yêu đắm say cảnh thiên nhiên. ở NT, ý thức cá nhân phát triển rất cao, văn của ông thể hiện một cá tính rất độc đáo.
+ Ông là một nghệ sĩ rát mực tài hoa. Ông am hiểu nhiều ngành nghệ thuật như hội hoạ, điện ảnh, âm nhạc, sân khấu…Ông vận dụng con mắt của nhiều ngành nghệ thuật khác nhau để tăng cường khả năng quan sát, diễn tả của nghệ thuật văn chương.
+ Ông đã để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc dáo và tài hoa. Ông xứng đáng được coi là một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn.
2. Văn bản:
- Sau một chuyến tham quan chòm Cô Tô 17 đảo xanh, trong vịnh Bắc Bộ nhà văn Nguyễn Tuân viết bút kí. Tuỳ bút CôTô nổi tiếng, bài văn khá dài, tả cảnh thiên nhiên, biển đảo trong giông bão, trong bình minh và trong sinh hoạt hàng ngày của bà con trên đảo. Đoạn trích ở gần cuối bài, tái hiện một cảnh sớm mai bình thường trên biển và đảo Thanh Luân. Cô Tô là bài đầu tiên trong cụm bài kí hiện đại
- VB : Trích phần cuối của bài kí “Cô Tô” được viết sau một chuyến ra thăm đảo Cô Tô giàu đẹp .
- Miêu tả+ biểu cảm - Thuộc thể kí(tự sự)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
GVđọc mẫu một đoạn->HS đọc tiếp.
Lưu ý : đọc đúng các từ ngữ đặc sắc như: lam biếc, vàng giòn, xanh mượt,vắng tăm biệt tích… Ngắt, nghỉ đúng chỗ đảm bảo sự liền mạch của từng câu, từng đoạn. GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK II . Đọc – hiểu văn bản 1. Đọc – chú thích (10’) a. Đọc b.Chú thích
? Văn bản có thể chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính từng đoạn ?
HS trình bày.HS nhận xét,bổ sung. GV nhận xét, kết luận.
? Trong văn bản trên cảnh nào hấp dẫn hơn cả đối với em?Vì sao?
HS tự bộc lộ
? Toàn cảnh Cô Tô sau trận bão được hiện lên qua các từ ngữ, hình ảnh nào ?
HS trả lời.GV nhận xét, kết luận.
GV giảng: : Vẻ đẹp trong sáng của bầu trời Cô Tô là vẻ đẹp trường tồn bền vững “ Từ khi có vịnh Bắc Bộ, và từ khi có quần đảo Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người thì sau mỗi lần giông tố, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy”. Mới nghe tưởng như nhà văn chủ quan và võ đoán khi khẳng định như thế. Nhưng nghĩ kĩ mới thấy điều ông cảm nhận thật sâu xa: Bầu trời giữa bao la đại dương là vẻ đẹp vĩnh cửu , dù là bão tố cũng không thể xoá đi vẻ đẹp ấy.
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ở đoạn này? (Dùng từ, vị trí quan sát, lựa chọn hình ảnh )
? Theo em tính từ nào có sức gợi hình , gợi cảm hơn cả?
GV giảng: : “ Xanh mượt” là màu xanh mà sáng, tươi tốt.“ Lam biếc” là màu xanh đậm đặc mà lại có ánh sáng chiếu rọi
“ Vàng giòn” là vàng khô mà sáng.Các tính từ liên tiếp kết hợp các từ chỉ mức độ “lại, cũng”, “hơn bao giờ hết”, “hơn nữa” làm cho bức