* Lưu ý: Giáo viên căn cứ vào thực tế bài làm của học sinh để có sự đánh giá phù hợp.
Tuần 23 Tiết 89,90 Ngày soạn: 25/01 /2019 Ngày dạy : / 01 / 2019 VĂn bản: VƯỢT THÁC ( Võ Quảng ) A. Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức
- Cảnh sắc thiên nhiên trong đoạn trích.
- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương.
- Một số phép tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên. 2. Kĩ năng:
- Đọc diễn cảm: Giọng đọc phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên. - Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích.
3. Thái độ
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước và hình ảnh của con người lao động. 4. Những năng lực chủ yếu cần hình thành
- Năng lực đọc – hiểu, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học.
B. Chuẩn bị
- GV : Giáo án, tài liệu tham khảo. - HS : Soạn bài
C
.Tổ chức các hoạt động
Hoạt động 1: Khởi động (8’) * Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ :
1. Diễn biến tâm trạng của người anh trong truyện “Bức tranh của em gái tôi”? Nhân vật này, theo em có gì đáng trách, đáng cảm thông, đáng quý?
2. Nhân vật Kiều Phương để lại trong em những cảm nhận gì?
3. Qua bài Bức tranh của em gái tôi, em tự rút ra cho mình bài học gì? * Giới thiệu chung
Nếu như trong truyện Sông nước Cà Mau, Đoàn Giỏi đã đưa người đoc tham quan cảnh sắc phong phú, tươi đẹp của vùng dất cực Nam Tổ Quốc ta, thì Vượt thác trích truyện Quê Nội , Võ Quảng lại dẫn chúng ta ngược dòng sông Thu Bồn, thuộc miền Trung Trung bộ đến tận thượng nguồn lấy gỗ. Bức tranh phong cảnh sông nước và đôi bờ miền Trung này cũng không kém phần lí thú.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
?Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm?
Gv giới thiệu chân dung nhà văn và bổ sung thêm
I. Giới thiệu chung (5’) 1. Tác giả
Võ Quảng: sinh 1920 quê ở tỉnh Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết cho thiếu nhi.
2. Tác phẩm
- Vượt thác trích từ chương XI của tập truyện Quê nội ( 1974)- tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau CM
tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
GV nêu yêu cầu cách đọc
- GV đọc mẫu 1 đoạn-> Gọi HS
đọc-> Nhận xét .
- GV cho HS đọc phần chú thích - Chú ý một số các thành ngữ
? Bố cục bài văn có thể chia làm mấy phần? ND từng phần ?
? Xác định vị trí để quan sát của tác giả? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
.
-GV: Gọi HS đọc đoạn đầu
? Có mấy phạm vi cảnh thiên nhiên được miêu tả trong văn bản này?
? Cảnh dòng sông được miêu tả bằng những chi tiết nào?
? Tại sao tác giả miêu tả sông chỉ bằng hoạt động của con thuyền? ? Cảnh bờ bãi ven sông được