1. Đọc – chú thích ( 7’)
2. Bố cục (5’)
- Kể về một đêm không ngủ trên đường hành quân nơi chiến khu Việt Bắc của Bác ,thể hiện tình cảm của Bác đối với bộ đội, dân công và tình cảm của người chiến sĩ đối với Bác
*PTBĐ: Biểu cảm kết hợp tự sự và miêu tả - Bác Hồ và anh đội viên
Cách 1
Đoạn 1: 9 khổ đầu
- Anh đội viên thức dậy lần thứ nhất Đoạn 2 : 7 khổ còn lại
- Lần thứ ba anh đội viên thức dậy
Cách 2
Đoạn 1: 1 khổ đầu: - Mở truyện
Đoạn 2 : 14 khổ tiếp
- Ba lần anh đội viên thức dậy Đoạn 3: Khổ còn lại
- Kết truyện
3. Phân tích
?Bài thơ gợi ra khoảng thời gian và không gian nào?
? Khổ đầu của bài thơ thể hiện tâm trạng gì của anh đội viên ?
?Hình ảnh Bác hiện lên như thế nào qua cái nhìn của anh đội viên ?
? Em có cảm nhận gì về hình ảnh đó?
?Sau phút giây trầm ngâm ấy Bác đã làm gì ?
?Hành động đó chứng tỏ Bác là một người như thế nào?
? Cử chỉ “nhón chân nhẹ nhàng” có ý nghĩa như thế nào?
.
?Diễn biến tâm trạng của anh đội viên diễn ra ntn?
?Em thuộc câu thơ nào có hình ảnh Bác cũng được cảm nhận như Người Cha mái tóc bạc?
Liên hệ :
- Cho con đươc ôm hôn má Bác Cho con hôn mái đầu tóc bạc Hôn chòm râu mát rượi hòa bình -Như hình Bác giữa bóng cờ
Hồng hào đôi má bạc phơ mái đầu….
- Thời gian : đêm khuya
- Không gian: nơi chiến khu Việt Bắc, mưa lâm thâm, lều tranh xơ xác
- Anh đội viên băn khoăn thắc mắc, ngạc
nhiên: Sao Bác vẫn ngồi
* Hình ảnh Bác : - lặng yên bên bếp lửa - vẻ mặt trầm ngâm
- tóc bạc, đốt lửa cho bộ đội nằm
- Bác đang trầm ngâm suy nghĩ mắt nhìn vào bếp lửa hồng …
=> Chân dung Bác hiện lên giản dị vừa thiêng liêng vừa gần gũi.
+ Cử chỉ hành động của Bác: Rồi Bác đi dém chăn
Từng người từng người một …Bác nhón chân nhẹ nhàng
=> Thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ,lo lắng của Bác tới bộ đội như một người cha lo cho con mình.
- Chi tiết đặc sắc, thật giản dị mà giàu xúc động, bộc lộ tấm lòng yêu thương chứa chan, sự tôn trọng, nâng niu của vị lãnh tụ giống như cử chỉ của mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ
* Tình cảm của anh đội viên:
- Chăm chú nhìn Bác: càng nhìn lại càng thương-> mơ màng nằm trong giấc mộng đẹp đầm ấm->thổn thức cả nỗi lòng-> tha thiết mời Bác ngủ-> bồn chồn trong lòng và lo Bác ốm
HS trình bày – HS nx bổ sung- GV nhận xét bổ sung
? Hai câu thơ :Bóng Bác cao lồng
lộng/Ấm hơn ngọn lửa hồng gợi
cho em hình dung ntn về Bác?
? Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ. Em hãy nêu suy nghĩ của em về tình cảm của anh đội viên nói riêng và của các chiến sĩ bộ đội nói chung đối với Bác Hồ.
GV tích hợp với tư tưởng HCM
Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông mọi kiếp người
Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng
=> Hình ảnh Bác trong tâm trạng mơ màng của anh đội viên lớn lao, vĩ đại , thiêng liêng như thần tiên trong cổ tích nhưng lại vừa gần gũi thân thương,ấm áp.
=> Tình cảm yêu kính, biết ơn của anh chiến sĩ với Bác Hồ cũng là tình cảm nói chung của bộ đội và nhân dân với Bác.
Tiết 98
HS đọc 6 khổ tiếp.
?Tại sao tác giả không kể lại lần thứ 2 thức dậy mà lại kể luôn lần thứ ba?
- Không muốn câu chuyện bị trùng lặp. Lần thứ hai thức dậy không có gì bất bình thường và Bác vẫn chưa ngủ .
? Lần thứ 3 thức dậy anh đội viên có cảm giác ntn ? Vì sao ?
? Khi thấy Bác vẫn ngồi đó anh đã có hành động gì ?
? Qua đó em hình dung ntn về tâm trạng của anh đội viên lúc này ? ? Hình ảnh Bác hiện lên trong cái nhìn của anh đội viên trong lần thứ ba có gì đặc biệt ?
? Hình ảnh đó gợi lên trong em suy nghĩ gì ?
b.Lần thứ ba anh đội viên thức dậy (20’)
*Lần thứ ba tỉnh giấc : Là chi tiết tạo tình huống bất ngờ căng thẳng .
- Anh đội viên : hốt hoảng , giật mình vì thấy : Bác vẫn ngồi đinh ninh
Chòm râu im phăng phắc - Vội vàng nằng nặc mời:
Mời Bác ngủ Bác ơi! Bác ơi! mời Bác ngủ
=> Tâm trạng lo lắng đến hốt hoảng hơn vì nếu lần trước anh chỉ dám thầm thì thì lần này anh năn nỉ thiết tha dồn dập hơn.
* H/ả Bác:
- Chân dung Bác được tô đậm hơn với dáng vẻ “đinh ninh” và “chòm râu im phăng phắc”. =>Mái tóc bạc phơ và chòm râu dài đã trở
thành hình ảnh ẩn dụ và là biểu tượng để ca ngợi lãnh tụ Hồ Chí Minh trong lòng mỗi người dân Việt Nam
Hãy đọc lại lời thoại của Bác với anh đội viên.
?Câu trả lời của Bác gợi cho em cảm nhận gì về tình cảm của Bác dành cho mọi người ?
? Qua các chi tiết miêu tả ở trên, em có cảm nhận gì về hình ảnh Bác Hồ được khắc hoạ trong bài thơ?
GV bình: Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên và sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông , sâu nặng, sự chăm lo ân cần , chu đáo của Bác Hồ với chiến sĩ và đồng bào
Đúng như lời của nhà thơ Tố Hữu viết:
Bác ơi tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông , mọi kiếp người
?Anh đội viên cảm thấy mình ntn và anh đã quyết định ra sao ?
HS đọc khổ thơ cuối
? Khổ thơ cuối bài có ý nghĩa gì ?
? Em hiểu như thế nào về lời bình luận mà Minh Huệ đưa ra trong bài thơ ?
- Bác đã trả lời anh đội viên: dứt khoát và cụ thể hơn, Người đã bày tỏ nỗi lòng của mình: Bác ngủ không an lòng.Vì thương đoàn dân công …
=> Bác là vị lãnh tụ có tình yêu thương bao la vô bờ thương nước , thương dân không chỉ có tình yêu đơn thuần mà còn thể hiện bằng nỗi lo lắng đến trằn trọc không ngủ được.
=> Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao.
- Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác.
=>Anh đội viên thấy mình đã lớn lên về tâm hồn khi và anh đã được hưởng một nguồn hạnh phúc lớn lao nên : Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác
c. Khổ kết (5’)
- Kết thúc nâng ý nghĩa của câu chuyện ,của sự việc lên tầm khái quát cao hơn. Thể hiện một chân lí đơn giản mà lớn lao:
Đêm nay bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh
=> Cái đêm không ngủ trong bài thơ chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác. Bác không ngủ vì lo cho nước, thương bộ đội, thương dân công là lẽ thường tình của cuộc đời Người dành trọn vẹn cho nhân dân,Tổ quốc. Đó chính là lẽ sống “Nâng
niu tất cả chỉ quên mình” của Bác.
4. Tổng kết (5’)
* Nghệ thuật:
? Bài thơ viết theo thể thơ nào? nêu đặc điểm của thể thơ đó ?Thể thơ ấy có phù hợp với cách kể chuyện của bài thơ không?
? Hãy nêu nét đặc sắc về nội dung của bài thơ ?
HS thảo luận trình bày - HS nx bổ sung-GV nhận xét bổ sung và kết luận
thường là vần liền ở chữ cuối dòng2 và dòng 3), kết hợp với MT và BC.
+ Lời thơ giản dị, tự nhiên, chân thực.
+ Dùng nhiều từ láy ( lâm thâm, xơ xác, trầm ngâm, phắc phắc, nằng nặc, lồng lộng) gợi hình ảnh, biểu cảm khắc hoạ hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu..
* Nội dung :
- Bài thơ ca ngợi tấm lòng cao cả, tình yêu thương sâu sắc của Bác với nhân dân, chiến sĩ . Đồng thời thể hiện niềm kính phục của người chiến sĩ với lãnh tụ.
* Ghi nhớ / SGK 67
Hoạt động 3: Luyện tập (4’) III. Luyện tập
Bài 1
GV gọi HS đọc diễn cảm bài thơ. GV nhận xét.
GV cho HS thi đọc thuộc lòng năm khổ thơ đầu xem ai đọc thuộc, chính xác. . Hoạt động 4: Vận dụng (8’)
Bài 2: Viết bài văn ngắn bằng lời của người chiến sĩ kể về kỉ niệm 1 đêm được ở bên Bác khi đi chiến dịch.
- GV hướng dẫn HS làm bài. - GV chấm 2 đến 5 bài, nhận xét
Hoạt động 5: Mở rộng (6’)
Tích hợp ANQP:
Tình yêu thương của Bác đối với thế hệ trẻ và dân tộc VN.
- GV kể chuyện Sinh thời, Bác Hồ luôn quan tâm đến thanh niên, học sinh, sinh viên. Trong Thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết Nguyên đán năm 1946, Người viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là
mùa xuân của xã hội". Bác đánh giá cao vai trò của thanh niên, học sinh, sinh viên với
tư cách là một lực lượng hăng hái trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: "Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới thật là thanh
niên" và "Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ".
Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời. Trong thư gửi cho học sinh nhân ngày khai trường mùa thu năm 1945, Bác Hồ đã dạy: "Từ
giờ phút này trở đi, các cháu được hưởng một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam ... Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu".
Trong những ngày đêm ác liệt, bộn bề công việc lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp nhưng khi được tin học sinh Vũ Chí Thành, đội viên đội cảm tử quân,
hy sinh ở Hà Nội ngày 20/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh liền viết thư chia buồn với bác sĩ Vũ Đình Tụng, cha của liệt sĩ với những lời cảm động và đầy khích lệ: "Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột. Nhưng cháu và anh em thanh niên khác dũng cảm hy sinh để giữ gìn đất nước. Thế là họ đã làm rạng rỡ dân tộc, vẻ vang giống nòi. Họ chết cho Tổ quốc sống mãi: vật chất họ mất nhưng tinh thần họ vẫn luôn sống mãi với non sông Việt Nam...".
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, vừa mới trở về thủ đô Hà Nội, tuy bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ vẫn theo dõi các hoạt động của tuổi trẻ và phong trào học sinh, sinh viên. Ngày 18/12/1954, Bác đã đến thăm các thầy, cô giáo và học sinh các trường Nguyễn Trãi, Trưng Vương, Chu Văn An. Bác dạy: "Thanh niên là
một bộ phận quan trọng của dân tộc. Dân tộc bị nô lệ thì thanh niên cũng bị nô lệ. Dân tộc được giải phóng thì thanh niên mới được tự do. Vì vậy, thanh niên phải hăng hái tham gia cuộc đấu tranh của dân tộc... Ngày nay ta đã được độc lập, tự do, thanh niên mới thật là người chủ tương lai của nước nhà. Muốn xứng đáng vai trò người chủ thì phải học tập".
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn được triệu tập từ 25/10/1956 đến 04/11/1956 tại Hà Nội, Bác Hồ đã đến dự. Tại Đại hội, Người ân cần căn dặn đoàn viên, học sinh, sinh viên là: "Muốn đoàn kết củng cố và phát triển thì tất cả đoàn viên
phải làm gương mẫu:
- Phải giữ vững đạo đức cách mạng: phải khiêm tốn, cần cù hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thần, tự tư, tự lợi.
- Phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là phải đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng, chứ không phải là xa rời quần chúng.
- Phải cố gắng học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt.
- Phải rèn luyện thân thể cho khoẻ mạnh, khoẻ mạnh thì mới đủ sức để tham gia một cách dẻo dai, bền bỉ những công việc ích nước, dân".
Sự quan tâm chăm sóc và những lời dạy bảo ân cần, sâu sắc của Bác Hồ kính yêu đã làm các đại biểu hết sức xúc động và thấm thía. Đại hội đã hứa với Bác sẽ ra sức thực hiện tốt những lời Bác dạy, quyết phấn đấu không mệt mỏi cho lý tưởng độc lập, tự do, thống nhất nước nhà và xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Bác đã chỉ cho thanh niên, học sinh, sinh viên nước ta.
Bước sang năm 1960, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III được tổ chức từ ngày 23 đến 25/03/1961 tại Hà Nội. Đại hội đã vinh dự được đón Bác Hồ và đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn đến thăm và nói chuyện. Người ân cần chỉ ra cho toàn thể cán bộ, đoàn viên và thanh niên phương hướng tu dưỡng rèn luyện về mọi mặt công tác của Đoàn: Thanh niên "cần phải làm đầu tàu, làm gương mẫu trong phong trào thi đua
yêu nước. Phải thực hiện khẩu hiệu: "Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm". Bác dạy: "Thanh niên phải cố gắng học... Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thì phải có học thức. Cần phải học văn hoá, chính trị, kỹ thuật. Cần phải học lý luận Mác- Lênin kết hợp với đấu tranh và công tác hàng ngày... Học đi đôi với hành". Những lời dạy bảo quý báu của Bác Hồ tại Đại hội thể hiện sự quan tâm đặc
Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, thanh niên, học sinh, sinh viên miền Bắc thực hiện phong trào "Ba sẵn sàng". Bác Hồ luôn theo dõi sự phát triển của phong trào "Ba sẵn sàng", Người kêu gọi thanh niên, học sinh, sinh viên: "Các cháu
thanh niên, gái cũng như trai, hãy thực hiện tốt "Ba sẵn sàng", xung phong dâng tất cả tinh thần và lực lượng của tuổi trẻ cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, cho Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội". Khi tuổi trẻ lập được chiến công, Bác khen ngợi: "Bác rất vui lòng khen ngợi các cháu thanh niên trong cả nước... các cháu là thế hệ anh hùng trong thời đại anh hùng. Bác mong các cháu đều xứng đáng là những anh hùng trong sự nghiệp cách mạng tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc và xây dựng xã hội mới". Tại lễ kỷ niệm lần thứ 35 ngày thành lập Đoàn (26/03/1966), Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước (Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng)... đã đến với tuổi trẻ. Bác Hồ dạy: "Với một thế hệ thanh niên hăng hái và kiên cường chúng ta nhất định
thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Vì vậy, Bác rất tự hào, sung sướng và thấy mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang". Tuân theo lời Bác dạy, nhân ngày truyền thống
vẻ vang của Đoàn, Ban Chấp hành trung ương Đoàn đã ra lời kêu gọi đoàn viên, thanh niên phát huy khí thế "Ba sẵn sàng", hăng hái tiến lên hàng đầu trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, quyết tâm đem lá cờ trăm trận trăm thắng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại đi tới đích thắng lợi cuối cùng.