III. Phương hướng công tác năm IV Một số kiến nghị, đề xuất
3. Căn cứ lập kế hoạch tác nghiệp
Kế hoạch tác nghiệp nhằm triển khai thực hiện một công việc cụ thể. Do đó, khi lập kế hoạch tác nghiệp cần dựa vào những căn cứ sau:
- Căn cứ vào yêu cầu của cấp trên đối với việc thực hiện cơng việc. Chính quyền cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống hành chính, nên cấp này thường phải triển khai các công việc của cấp trên giao xuống. Do đó, khi lập kế hoạch tác nghiệp triển khai thực hiện công việc cần phải căn cứ vào quyết định, chỉ thị của cấp trên về cơng việc đó;
- Căn cứ vào quy mơ, tính chất của cơng việc. Quy mơ và tính chất của cơng việc quy định phạm vi hoạt động, số lượng hoạt động, mức độ phức tạp và khối lượng các nguồn lực. Chẳng hạn, tổ chức cuộc họp thì tuỳ theo nội dung của cuộc họp, họp nội bộ cơ quan với quy mô nhỏ hay là cuộc họp với quy mô lớn;
- Căn cứ vào điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Để triển khai thực hiện một công việc cụ
224
thể, cần phải có những nguồn lực nhất định, bao gồm nhân lực, vật lực. Những nguồn lực này lại tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của địa phương. Ngồi ra, cịn căn cứ vào đặc điểm văn hóa, xã hội của địa phương như trình độ dân trí, mức sống, phong tục, tập quán;
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp xã. Khi lập kế hoạch tác nghiệp để triển khai một công việc cụ thể. Người lập kế hoạch cần phải căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền cấp mình để xác định phạm vi của kế hoạch, tính chất của các mối quan hệ (phối hợp hay chỉ đạo) và được quyết định, huy động và sử dụng các nguồn lực đến đâu?
- Căn cứ vào các quy định pháp luật của Nhà nước. Khi triển khai thực hiện một công việc, chắc chắn phải tiêu tốn một khối lượng nguồn lực nhất định (nhân lực và vật lực). Khi xác định mức các nguồn lực đó, đặc biệt là chi tiêu về tài chính, phải căn cứ vào các quy định chi tiêu của Nhà nước. Ví dụ, trong tổ chức một cuộc họp, mức tiền bồi dưỡng đại biểu theo quy định là bao nhiêu?