Cơ hội thăng tiến

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 27)

Trong học thuyết Maslow khi nhu cầu cấp thấp được thỏa mãn thì NLĐ sẽ chú ý đến nhu cầu bậc cao, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được hoàn thiện là hai nhu cầu cao nhất trong tháp nhu cầu của Maslow. Do đó, khi NLĐ có năng lực họ sẽ muốn được thăng tiến, muốn được khẳng định mình và vươn lên. Sự thăng tiến trong công việc biểu thị mức độ cố gắng và hoàn thành công việc hiệu quả, xuất sắc của NLĐ. Tâm lý chung của NLĐ khi làm việc là luôn mong muốn thành quả lao động của mình được cấp trên ghi nhận, đánh giá cao và có cơ hội thăng tiến tốt. Vì thế, sự ghi nhận, đánh giá chính xác và kịp thời của người lãnh đạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khuyến khích tinh thần làm việc của NLĐ. Khi NLĐ cảm nhận kết quả lao động mình được cấp trên ghi nhận, đánh giá kịp thời, có cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, sẽ tạo cho NLĐ động lực làm việc rất cao; qua đó NLĐ sẽ phát huy tối đa khả năng của bản thân, cống hiến hết mình cho tổ chức, sẵn sàng làm việc với quyết tâm cao nhất.

Thăng tiến là được nhận công việc tốt hơn bên cạnh đó trách nhiệm cũng lớn hơn và là yếu tố gián tiếp tác động đến động lực của NLĐ. Thăng tiến thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của NLĐ, vì vậy đa phần NLĐ đều có khát khao được thăng tiến và tìm kiếm sự thăng tiến trong tổ chức, qua đó họ khẳng định vị thế của bản thân trong tổ chức và đồng nghiệp. Việc tạo cơ hội thăng tiến cho NLĐ còn thể hiện sự công bằng và mức độ tạo điều kiện của nhà lãnh đạo đối với NLĐ để họ phát huy hết khả năng, năng lực của bản thân.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w