Tạo động lực làm việc thông qua yếu tố phi tài chính

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 60 - 63)

- Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho NLĐ thực hiện được nhiều công việc

c. Cơ cấu lao động theo trình độ

2.2.3. Tạo động lực làm việc thông qua yếu tố phi tài chính

2.2.4.1. Đánh giá kết quả thực hiện công việc

Hiện nay, việc đánh giá kết quả thực hiện công việc tại BHXH Kiên Giang được thực hiện đánh giá theo chu kỳ mỗi quý (03 tháng) một lần dựa trên bảng điểm, các tiêu chí chấm điểm thi đua, xếp loại. Tổng số điểm thi đua đạt được của CCVC là căn cứ để đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ và là cơ sở xác định mức TNBS vào cuối năm.

Các tiêu chí đánh giá, xếp loại dựa trên các tiêu chí sau: - Ý thức chính trị, kỷ luật tác phong làm việc.

- Kết quả, tiến độ thực hiện công việc được giao; sự năng động, sáng tạo trong công tác; ngày công, giờ công làm việc trong tháng, quý.

Dựa trên tổng số điểm chuẩn là 50 điểm, các loại A, B,C tính điểm xếp như sau: - Xếp loại A (hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ) đối với viên chức đạt 45 điểm trở lên - Xếp loại B (hoàn thành tốt nhiệm vụ) đối với viên chức đạt từ 40 đến dưới 45 điểm

- Xếp loại C (hoàn thành nhiệm vụ) đối với viên chức đạt dưới 40 điểm. - Xếp loại D (không hoàn thành nhiệm vụ): Không xét.

Dựa trên các tiêu chí đánh giá, xếp loại của bảng tự chấm điểm, xếp loại của NLĐ tự chấm điểm. Vào cuối mỗi quý, Trưởng các phòng nghiệp vụ và Giám đốc BHXH các huyện tổ chức họp xét đánh giá mức độ hoàn thành công việc, biểu quyết xếp loại từng người theo thang A, B, C, D. Sau đó, lập biên bản họp kèm danh sách tổng hợp chấm điểm gửi Giám đốc BHXH Kiên Giang (qua phòng Tổ

chức cán bộ). Phòng Tổ chức cán bộ tổng hợp, trình Giám đốc BHXH Kiên Giang để tổ chức họp xét cùng với Hội đồng Thi đua khen thưởng đưa ra kết luận đánh giá, xếp loại.

Bảng chấm điểm và tiêu chí chấm điểm, xếp loại còn chung chung, một số tiêu chí chưa thực sự phù hợp, chưa thực sự đánh giá đúng và chính xác mức độ hoàn thành nhiệm vụ. Hoạt động đánh giá hàng quý thực hiện đơn giản, còn mang nặng tính hình thức, theo kiểu trung bình chủ nghĩa, luân chuyển, xoay vòng, không phản ánh chính xác kết quả thực hiện công việc của NLĐ. Đôi khi kết quả xếp loại phụ thuộc nhiều vào quan điểm và thói quen chủ quan, thiên vị của người lãnh đạo. Do đó, ảnh hưởng không nhỏ đến cảm nhận của NLĐ về tính chất công bằng và chính xác của hoạt động đánh giá kết quả thực hiện công việc.

Bảng 2.12: Kết quảkhảo sát đánh giá của NLĐ về công tác công tác đánh giá hoàn thành công việc tại BHXH Kiên Giang

ĐVT: %

Chỉ tiêu Ý kiến đánh giá Hoàn toàn không đồng ý Khôn g đồng ý Bình thườn g Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Tổng

Việc đánh giá kết quả hoàn thành công việc đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, dân chủ

20 30 9,3 22,22 18,5 100

Tiêu chuẩn chấm điểm xếp loại đánh giá mức độ hoàn thành công việc đánh giá đúng, hợp lý

22,22 30 9,3 20 18,5 100

Hài lòng về công tác đánh giá kết quả hoàn thành công việc

2,22 30 10 55,56 2,22 100

Thời hạn định kỳ đánh giá,

xếp loại hợp lý, phù hợp 18,5 29,6 7,4 26 18,5 100

(Nguồn: Khảo sát thực tế tại BHXH Kiên Giang, tác giả năm 2019)

Qua số liệu kết quả khảo sát mức độ hài lòng của NLĐ đối với công tác đánh giá thực hiện công việc có thể thấy tỷ trọng số người hài lòng với công tác đánh giá

thực hiện công việc chiếm 55,56%, có 30% không hài lòng với công tác đánh giá đang áp dụng và 10% cảm thấy bình thường. Bên cạnh đó, các tiêu chí khác như mức độ không hài lòng về tiêu chí đánh giá kết quả hoàn thành công việc đảm bảo chính xác, công bằng, khách quan, dân chủ và tiêu chí về tiêu chuẩn chấm điểm xếp loại đánh giá đúng mức độ hoàn thành công việc đều có mức độ không hài lòng khá cao chiếm tỷ lệ 30%.

Kết quả trên cho thấy công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc tại BHXH Kiên Giang hiện nay vẫn còn hạn chế làm ảnh hưởng đến động lực làm việc của một số NLĐ. Khi NLĐ cảm thấy nỗ lực của mình trong công việc không được cấp trên đánh giá đúng đắn và khách quan sẽ dẫn đến sự mất niềm tin vào tổ chức, suy giảm nỗ lực phấn đấu trong công việc, không còn nhiệt huyết để cống hiến, mất dần sự nhiệt tình trong công việc.

Thực tế, công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc đã được lãnh đạo quan tâm, được thực hiện thường xuyên định kỳ. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn chưa làm NLĐ thực sự hài lòng do một số hạn chế như:

- Mặc dù đơn vị đã xây dựng, ban hành quy định, tiêu chí, bảng chấm điểm cụ thể. Tuy nhiên, các tiêu chí trong bảng tự chấm điểm, xếp loại chưa có tiêu chuẩn cụ thể áp dụng cho từng chức danh công việc, nên việc đánh giá kết quả thực hiện công việc còn chung chung, không mang tính định lượng, điều này ảnh hưởng đến tính chính xác của hệ thống đánh giá.

- Chưa chỉ ra cho NLĐ thấy nguyên nhân làm ảnh hưởng không tốt đến kết quả thực hiện công việc của họ và đưa ra các phương án nhằm giúp họ cải thiện kết quả và sử dụng kết quả đánh giá thực hiện công việc để phục vụ cho việc bố trí nhân lực, thăng tiến, đào tạo phát triển nguồn lực.

- Việc đánh giá thực hiện 03 tháng/lần, với chu kỳ thời gian đánh giá như vậy là tương đối dài, dễ dẫn đến kết quả đánh giá thiếu chính xác, chỉ tập trung đánh giá tại thời điểm cụ thể mà ít chú trọng đến việc đánh giá trong cả suốt quá trình.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w