Định hướng tạo động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH Kiên Giang

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 82 - 84)

- Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho NLĐ thực hiện được nhiều công việc

c. Cơ cấu lao động theo trình độ

3.1.2. Định hướng tạo động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH Kiên Giang

Trong kế hoạch định hướng đến năm 2025 cũng như kế hoạch công tác hàng năm, nội dung liên quan đến vấn đề NLĐ và mục tiêu tạo động lực làm việc luôn được lãnh đạo BHXH Kiên Giang quan tâm, xem yếu tố con người là then chốt, quyết định thắng lợi của tổ chức. Các biện pháp tạo động lực làm việc triển khai trong cơ quan đề hướng tới mục tiêu đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho anh em CCVC, tạo sự tin tưởng trong tập thể toàn cơ quan để cùng nhau cố gắng hoàn thành nhiệm vụ cá nhân góp phần hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan và của ngành BHXH với mục tiêu lớn nhất là đảm bảo an sinh cho tất cả mọi người tham gia.

BHXH Kiên Giang đã đưa ra một số phương hướng nhằm tạo động lực làm việc đó là:

- Chú trọng về hoạt động tạo động lực về vật chất và tinh thần cho NLĐ. Trong cơ quan Nhà nước, các hình thức tạo động lực bao gồm: tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, tiền làm thêm giờ, tiền nghỉ phép năm, danh hiệu thi đua… thường đan xen với nhau, trong phần thưởng về vật chất có phần thưởng về tinh thần, mức lương cũng có sự đánh giá của xã hội đối với sự cống hiến của cá nhân; thu nhập đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống thì NLĐ cũng cần có môi trường làm việc tốt, cần được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc đặt ra; hoặc khi gia đình họ gặp vấn đề khó khăn thì sự quan tâm, động viên kịp thời của lãnh đạo đối với NLĐ là hành động rất thiết thiết thực. Do vậy, lãnh đạo BHXH Kiên Giang luôn chú trọng thực hiện các nội dung tạo động lực về vật chất song song với các các nội dung tạo động lực về tinh thần nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

- Các biện pháp tạo động lực làm việc phải đáp ứng những yêu cầu:

+ Công bằng, công khai: Mọi người đều được hưởng các khuyến khích về vật chất và tinh thần, không phân biệt chức danh, vị trí công việc và phải được công bố công khai. Việc áp dụng tính công bằng đối với các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện công việc, thưởng, bổ nhiệm viên chức quản lý khiến viên chức chuyên tâm thực hiện tốt công việc, phấn đấu để chứng tỏ năng lực bản thân, từ đó xây dựng nên tập thể lao động trong sạch, vững mạnh, đoàn kết.

+ Kịp thời: Động lực làm việc phải không ngừng được bồi dưỡng, một hình thức tạo động lực làm việc có thể khích lệ mạnh mẽ viên chức trong thời điểm trước nhưng có thể không còn thích hợp tại thời điểm hiện tại. Vì vậy, các biện pháp tạo động lực làm việc cần sửa đổi, thay thế phù hợp, đúng lúc.

+ Có lý, có tình: Con người là một chủ thể của xã hội và luôn đòi hỏi được đối xử một cách trân trọng. Do vậy, tạo động lực làm việc ngoài tính hợp lý, hợp pháp còn cần mang tính nhân văn, thể hiện sự quan tâm, tình cảm của cấp trên đối với đội ngũ viên chức.

+ Linh hoạt: Các hình thức tạo động lực làm việc kết hợp tổ chức quản lý một cách khoa học, linh hoạt; khai thác, phát huy yếu tố tích cực, sáng tạo của viên chức; tổ chức các phong trào thi đua, khuyến khích, tuyên dương, khen thưởng kịp thời các sáng kiến, giải pháp giúp cải tiến trong thực hiện công việc.

- Thường xuyên coi trọng công tác rà soát chất lượng đội ngũ CCVC, bố trí sử dụng có hiệu quả số biên chế hiện có. Nâng cao hiệu quả sử dụng đội ngũ CCVC, phân công công việc phù hợp với sở trường, chuyên môn nghiệp vụ. Xây dựng cơ cấu đội ngũ CCVC hợp lý, bảo đảm tập trung được nguồn nhân lực, luôn đáp ứng yêu cầu điều động, luân chuyển của tổ chức đảm bảo cho đơn vị hoạt động ổn định dài lâu.

- Lấy hiệu quả công tác phát triển năng lực chung của toàn ngành làm nhiệm vụ trọng tâm, từ đó nhằm phát triển nhân lực ngành BHXH. BHXH Kiên Giang chủ trương đẩy mạnh công tác tạo động lực làm việc cho viên chức thông qua phát triển, đào tạo nhân lực đảm bảo gắn liền với việc bố trí, sử dụng nhằm phát huy đầy đủ năng lực, phẩm chất viên chức, đảm bảo nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ viên chức. Đây là nội dung quan trọng nhất và phải gắn kết với phát triển con người, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển của ngành BHXH.

- Với mục tiêu 100% đội ngũ CCVC có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống lành mạnh, có động lực làm việc, có tư duy đổi mới, sáng tạo. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc cho các chức danh, quản lý chặt chẽ các nội dung công việc giao cho NLĐ.

- Thực hiện các biện pháp thiết thực, khả thi để nâng cao hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho NLĐ. Phát huy vai trò tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh thúc đẩy các phong trào hoạt động quần chúng, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và tăng thêm tinh thần đoàn kết giữa các thành viên trong đơn vị.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w