Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 94 - 97)

- Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho NLĐ thực hiện được nhiều công việc

c. Cơ cấu lao động theo trình độ

3.3.2.2. Hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực

Hiện nay, yêu cầu thay đổi của mỗi cá nhân cho phù hợp với những cái mới, trong điều kiện mới là điều tất yếu để tìm kiếm cơ hội phát triển, thăng tiến trong sự nghiệp…. Hoàn thiện công tác đào tạo và bồi dưỡng về các mặt để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng quản lý, trình độ chính trị là một trong những giải pháp quan trọng và là yêu cầu cấp thiết để tạo động lực làm việc. Để hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cho NLĐ cần thực hiện các giải pháp đồng bộ sau:

- Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy, sự quản lý của lãnh đạo cơ quan, đơn vị đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng

CCVC nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý công tác công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC.

- Xây dựng và thực hiện đồng bộ cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng CCVC; gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo, quản lý và sử dụng CCVC; đổi mới, tổ chức thực hiện tốt chính sách ưu đãi khuyến khích, đồng thời chăm lo, quan tâm tích cực đến đội ngũ CCVC đang làm việc hiện nay; khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh đối với trường hợp cơ quan cử đi đào tạo nhưng không hoàn thành khóa học theo quy định.

- Thường xuyên tạo điều kiện trong công tác đào tạo, chăm bồi nâng cao chất lượng đội ngũ CCVC theo vị trí việc làm; tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý gắn với quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành BHXH, phù hợp với mục tiêu phát triển nhân lực chung của quốc gia, xu thế phát triển kinh tế - xã hội.

- Đa dạng hóa hình thức đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo ngắn hạn theo hợp đồng địa chỉ; cử CCVC tham dự các lớp đào tạo phù hợp với chuyên môn do các bộ, ngành, tổ chức; tham gia các lớp ngắn hạn, các lớp tập huấn và hội thảo về chuyên ngành BHXH, thường xuyên cập nhật các thông tư, quy định mới có liên quan đến các chế độ BHXH, BHYT... Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cử cán bộ sang học hỏi làm việc ở đơn vị khác để trao đổi kinh nghiệm trong công việc, chọn lọc áp dụng phù hợp điều kiện thực tế tại đơn vị mình.

- Xác định đúng đối tượng đào tạo, nhu cầu đào tạo nhằm đảm bảo tạo nguồn cán bộ lâu dài, đào tạo đúng người, đúng việc và gắn công tác đào tạo, bồi dưỡng với công tác quy hoạch cán bộ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải được thực hiện trên cơ sở phân loại viên chức: viên chức chuyên môn nghiệp vụ, viên chức quản lý, viên chức mới vào Ngành,… Để đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng theo mục tiêu đề ra, hạn chế tình trạng đào tạo, bồi dưỡng chung chung không phù hợp với chức danh, ngạch bậc, trình độ, cần phân loại viên chức. Mỗi loại viên chức có yêu cầu, chương trình đào tạo, bồi dưỡng khác nhau. Đối

với công chức lãnh đạo và quy hoạch công chức lãnh đạo, viên chức quản lý cần bổ sung đào tạo, bồi dưỡng thêm chính trị, kỹ năng quản lý, quản lý Nhà nước,… Đối với viên chức chuyên môn nghiệp vụ và viên chức mới vào Ngành cần tập trung bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

- Kế hoạch đào tạo cần căn cứ nhu cầu thực tế của công việc tại đơn vị và nhu cầu phát triển của cá nhân làm cho NLĐ có hứng thú với công việc học, áp dụng hiệu quả kết quả đào tạo và trong công việc. Bên cạnh việc quan tâm đào tạo cán bộ có thâm niên, kinh nghiệm để hướng dẫn, cố vấn cho cán bộ trẻ có nhiệt huyết, có khả năng tiếp thu nhanh nhạy và ứng dụng thực tế những kiến thức được đào tạo. Song song với công tác đào tạo, cơ quan cần có kế hoạch sử dụng lao động sau đào tạo một cách nhanh chóng và hiệu quả. Vậy nên cơ quan cần có kế hoạch khai thác, sắp xếp công việc cho nguồn nhân lực sau đào tạo tối đa, hợp lý, tránh những lãng phí về chi phí đào tạo.

- Đào tạo, bồi dưỡng phải dựa trên cơ sở thực tế của đơn vị. Theo đó, cần rà soát, đánh giá lại trình độ thực tế, xác định nhu cầu và xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho từng năm về nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị, kỹ năng quản lý, ngoại ngữ, tin học…. cho NLĐ.

- Đối với các lớp đào tạo nghiệp vụ đề xuất với cơ sở đào tạo đổi mới chương trình, nội dung, phương thức đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo quán triệt đường lối, quan điểm đổi mới đất nước của Đảng; bám sát yêu cầu, nhiệm vụ chính trị và thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và của BHXH tỉnh Kiên Giang nói riêng nhằm đáp ứng yêu cầu chức năng, nhiệm vụ của viên chức cũng như yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng nhằm nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ NLĐ ở cơ quan.

- Hàng năm tổ chức khảo sát lấy ý kiến của NLĐ về công tác đào tạo nhằm đổi mới phương thức đào tạo, đào tạo đúng người

đúng việc nâng cao khả năng thực thi công vụ của cán bộ, viên chức đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội.

- Ưu tiên kinh phí cho đào tạo về nghiệp vụ do Ngành tổ chức. Khuyến khích viên chức tự tham gia học tập nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w