Các nhân tố thuộc về công việc

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 31 - 32)

- Đặc điểm công việc: Bản chất, đặc điểm công việc hấp dẫn hay nhàm chán, đa dạng hay đơn điệu đều ảnh hưởng tới động lực của NLĐ. Khi có sự hứng thú trong công việc, NLĐ sẽ hoàn thành tốt công việc và sự hứng thú trong công việc chỉ đạt được khi mỗi cá nhân được bố trí công việc phù hợp với khả năng, sở trường của mình, được hưởng những quyền lợi xứng đáng khi hoàn thành tốt các công việc được giao. Khi NLĐ càng quen với những nhiệm vụ của công việc thì tính nhàm chán càng cao và đây chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm động lực trong lao động. Vì vậy để tạo ra động lực cho NLĐ thì những người quản lý phải quan tâm tới công tác phân tích và thiết kế công việc để sắp xếp bố trí công việc sao cho phù hợp với khả năng sở trường của NLĐ, đồng thời phải xác định rõ các nhiệm vụ, trách nhiệm mà NLĐ cần phải thực hiện.

Sự thú vị của công việc cũng như mức độ chủ động trong công việc của NLĐ ảnh hưởng không nhỏ đến động lực làm việc của NLĐ. Khi NLĐ yêu thích công việc của mình, họ sẽ lao động hăng say, tận tụy hơn nhiệm vụ và ý thức trách nhiệm cao hơn.

- Các nhân tố thuộc về NLĐ: Các nhân tố thuộc về bản thân NLĐ gồm có: + Mục tiêu cá nhân: Tổ chức là tập thể gồm nhiều người cùng hoạt động vì mục tiêu chung là duy trì và phát triển tổ chức. Tuy nhiên, bản thân NLĐ trong tổ chức lại có những nhu cầu khác nhau nên sẽ có những mục tiêu cá nhân khác nhau. Không phải lúc nào mục tiêu của NLĐ cũng đồng nhất với mục tiêu của tổ chức, đôi lúc hai mục tiêu lại trái ngược nhau. Nếu không có sự dung hòa thì cả hai bên đều không đạt được mục tiêu của mình. Do vậy, nhiệm vụ của người quản lý là làm sao hướng các mục tiêu của cá nhân vào thực hiện những mục tiêu theo kỳ vọng của tổ chức. Để làm được điều đó thì hệ thống mục tiêu mà tổ chức xây dựng cần phải cụ thể và rõ ràng, có thể lượng hóa và so sánh được, mục tiêu cũng cần có tính thách thức, cần hướng NLĐ vào xây dựng và thực hiện các mục tiêu, tạo điều kiện để NLĐ thực sự hoàn thành tốt mục tiêu đó.

+ Khả năng và kinh nghiệm làm việc của NLĐ: Có nhiều nghiên cứu cho rằng NLĐ khi có khả năng và kinh nghiệm cao trong công việc thì họ sẽ tự tin đảm nhận công việc đó và tự chủ trong quá trình làm việc. Vì vậy để tạo ra động lực cho NLĐ thì người quản lý cần giao những công việc phù hợp với khả năng và kinh nghiệm của người lao động, tạo điều kiện để NLĐ phát huy hết lợi thế của mình.

+ Tình trạng kinh tế của NLĐ: Về cơ bản, NLĐ đi làm là để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. Do vậy, tình trạng kinh tế của NLĐ cũng có ảnh hưởng đến công tác tạo động lực lao động trong tổ chức. NLĐ có tình trạng kinh tế càng khó khăn thì kinh tế là yêu cầu số một để tạo ra động lực lao động cho họ. NLĐ càng giàu có thì mong muốn về kinh tế sẽ giảm đi và thay vào đó là các mong muốn khác mà NLĐ cho là quan trọng và thiết yếu hơn. Trong tổ chức, sự khác nhau về điều kiện kinh tế của NLĐ là khác nhau, chính vì vậy người quản lý cần nắm rõ vấn đề này để thỏa mãn nhu cầu kinh tế khác nhau của những NLĐ khác nhau trong tổ chức để tạo ra động lực cao nhất cho họ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w