Kiến nghị với Nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 102 - 106)

- Hiện nay, khối lượng nhiệm vụ, công việc được giao ngày

3.4.2. Kiến nghị với Nhà nước

Theo Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý BHXH, BHTN, BHYT giai đoạn 2019-2021 có hiệu lực thi hành từ 10/02/2019 và được áp dụng cho các năm ngân sách từ 2019 đến năm 2021. Trước đây, Ngành thực hiện thí điểm mức tiền lương, thu nhập theo Quyết định số 15/2016/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành từ 25/5/2016, được áp dụng cho các năm ngân sách từ 2016-2018. Có thể thấy thời gian áp dụng mức chi tiền lương trong từng giai đoạn khá ngắn, không có sự ổn định về chính sách tiền lương cho CCVC ngành BHXH, tạo tâm lý không yên tâm cho NLĐ về nguồn thu nhập của mình khi làm việc trong ngành, ảnh hưởng không ít đến động lực làm việc của NLĐ. Do đó, cần xây dựng lộ trình và quy chế tài chính ổn định cho ngành BHXH phù hợp với quy định của Nhà nước và tình hình thực tế của từng địa phương.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Dựa trên những mục tiêu chung và phương hướng tạo động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH Kiên Giang được nêu trong chương III tác giả đã đề xuất hai nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ trong cơ quan, cụ thể:

- Nhóm giải pháp thông qua yếu tố tài chính: cải cách, hoàn thiện chế độ tiền lương, thưởng và chế độ phúc lợi tại cơ quan.

- Nhóm giải pháp thông qua yếu tố phi tài chính bao gồm 04 giải pháp cơ bản là: Thực hiện phân tích và đánh giá công việc; bố trí và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả; cải thiện, duy trì môi trường và điều kiện làm việc thuận lợi cho NLĐ; hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực.

Đồng thời, luận văn cũng đưa ra một số khuyến nghị với BHXH Việt Nam và Nhà nước để góp phần nâng cao hiệu quả công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH Kiên Giang.

KẾT LUẬN

Công tác quản lý con người trong tổ chức nói chung và quản lý đội ngũ CCVC của các cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước nói riêng là một việc làm khó khăn và phức tạp. Đối với BHXH tỉnh Kiên Giang, việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ NLĐ là việc làm quan trọng, đòi hỏi cấp thiết, có tác động đến hiệu quả hoạt động của cả đơn vị. Đây là một quá trình đòi hỏi phải thực hiện liên tục, phát triển bền vững đảm bảo đáp ứng yêu cầu chiến lược phát triển của ngành.

Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ kinh tế, tác giả đã vận dụng kiến thức,

nghiên cứu cơ sở lý luận, thu thập thông tin và đánh giá phân tích thực trạng động lực và tạo động làm việc của NLĐ tại BHXH tỉnh Kiên Giang theo các khía cạnh đánh giá nhu cầu, sự thỏa mãn của bản thân NLĐ và mức độ đáp ứng nhu cầu của cấp trên với cấp dưới… đã rút ra nhận xét công tác tạo động lực làm việc cho NLĐ tại BHXH tỉnh Kiên Giang vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Dựa trên kết quả phân tích và những đánh giá khách quan, tác giả đã khái quát lại những mặt đã làm được, những mặt còn hạn chế trong công tác tạo động lực làm việc tại BHXH Kiên Giang. Trên cơ sở đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất một số

giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế và hoàn thiện công tác tạo động lực làm việc tại đây. Để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đưa ra, tác giả đã đưa các kiến nghị cụ thể đối với lãnh đạo ngành BHXH và Nhà nước. Nội dung các kiến nghị nhằm tháo gỡ những tồn tại, vướng mắc hiện đang làm ảnh hưởng đến công tác tạo động lực làm việc tại cơ quan.

Trong phạm vi giới hạn về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô để tác giả hoàn

1. Nguyễn Ngọc Quân, Nguyễn Vân Điềm (2012), Giáo trình quản trị nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (2009), Giáo trình Hành vi tổ chức, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

3. Nguyễn Thành Độ, Nguyễn Ngọc Huyền (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

4. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học Kinh tế quốc dân.

5. Nguyễn Hồng Thanh (2020), Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Chi cục Dự trữ nhà nước Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Duy Tân.

6. Nguyễn Thanh Hằng (2016), Tạo động lực lao động tại cơ quan Bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai, luận văn thạc sĩ, trường Đại học Lao động – Xã hội.

7. Nguyễn Thị Liên (2018), Tạo động lực làm việc cho cán bộ nghiên cứu khoa học tại Viện Nghiên cứu rau quả, luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội. 8. Vũ Dũng (2006), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 9. Lê Thanh Hà (2008), Quan hệ lao động trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao

động xã hội Hà Nội.

10. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trình Tổ chức lao động, NXB Lao động xã hội Hà Nội.

11. Nguyễn Tiệp (2007), Giáo trìnhTiền lương tiền công, NXB Lao động xã hội Hà Nội.

12. Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức và lực lượng vũ trang.

13. Quyết định số 51/2018/QĐ-TTg ngày 25 tháng 12 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế giai đoạn 2019-2021.

chi tiền thưởng, chi bổ sung thu nhập đối với đơn vị, công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Kiên Giang.

15. Quyết định số 666/QĐ-BHXH ngày 06 tháng 6 năm 2019 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy định về đánh giá và xếp loại thực hiện chi tiền thưởng, chi bổ sung thu nhập đối với đơn vị, công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w