- Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho NLĐ thực hiện được nhiều công việc
c. Cơ cấu lao động theo trình độ
2.1.3. Kết quả hoạt động của BHXH Kiên Giang từ năm 2016-
Được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của BHXH Việt Nam, Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; sự phối hợp của các, ban, ngành đoàn thể địa phương, cùng với sự
nỗ lực cố gắng của toàn thể CCVC trong ngành, trên cơ sở kế hoạch BHXH Việt Nam giao, hàng năm BHXH tỉnh đều hoàn thành tốt các chỉ tiêu giao, thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị ở địa phương.
* Số người tham gia BHXH, BHYT, BHTN
Bảng 2.4: Kết quả phát triển đối tượng giai đoạn năm 2016 - 2019
ĐVT: Người, %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Số người tham gia
BHXH bắt buộc 79.900 84.300 94.958 100.789
Số người tham gia
BHXH tự nguyện 3.900 3.900 4.640 8.881
Số người tham gia
BHTN 66.700 71.600 81.646 89.307
Số người tham gia
BHYT 1.305.000 1.407.777 1.460.462 1.432.949
Độ bao phủ BHYT
(%) 74,06% 78,57% 81,62% 83,63%
(Nguồn: Phòng Quản lý Thu BHXH Kiên Giang)
* Số thu BHXH, BHYT, BHTN
Bảng 2.5: Kết quả số thu giai đoạn năm 2016 - 2019
ĐVT: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số thu 1.980.000 2.309.800 2.634.501 3.036.171
Tỷ lệ so với kế hoạch BHXH Việt Nam giao (%)
101,16% 102,3% 101,45% 103,8%
(Nguồn: Phòng Quản lý Thu BHXH Kiên Giang)
Nhìn chung, số liệu thu qua các năm đều tăng và hoàn thành đạt mức các chỉ tiêu kế hoạch mà BHXH Việt Nam giao. Để có được những thành công như trên, BHXH Kiên Giang thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Phối hợp với Bưu điện tỉnh, thành lập tổ công tác thực hiện nhiệm vụ rà soát, điều tra, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN; tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ cho nhân viên Bưu điện. Kịp thời hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho đơn vị, NLĐ tham gia đóng bảo hiểm trong quá trình triển khai; thông báo kịp thời cho Bưu điện tỉnh những thay đổi về chính sách, chế độ; những quy định nghiệp vụ của cơ quan BHXH liên quan đến hoạt động rà soát, điều tra, khai thác đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN.
- Xây dựng kế hoạch thu sát với tình hình thực tế của địa phương, phân công loại hình quản lý cho từng viên chức trong việc kiểm tra, đối chiếu, đôn đốc thu nợ và khai thác phát triển đối tượng với phương châm “tăng thu, giảm nợ”; tổ chức đốc thu tại các đơn vị có số nợ từ 02 tháng trở lên.
- Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền cả về nội dung và phương thức tiếp cận người tham gia, tổ chức các hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, phát huy vai trò của cơ quan truyền thông, báo, đài... nhằm giúp người dân, doanh nghiệp nắm thêm nhiều thông tin về quyền và nghĩa vụ khi tham gia BHXH, BHYT; phối hợp các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả để người dân tự giác tham gia BHXH, BHYT.
* Chi BHXH, BHYT, BHTN
Bảng 2.6: Kết quả công tác chi giai đoạn năm 2016 - 2019
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Chi BHXH 573.906 780.596 968.057 1.160.095
Chi BHTN 59.977 69.803 98.789 130.717
Chi BHYT 64.989 1.069.000 1.224.856 1.036.086
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính BHXH Kiên Giang)
Nhìn chung, công tác chi trả các chế độ BHXH, BHTN được BHXH Kiên Giang chủ động phối hợp với hệ thống Bưu điện trong việc cấp kinh phí chi lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp BHXH một lần kịp thời theo quy
định; tổ chức chi trả đảm bảo nhanh chóng, đúng, đủ số tiền cho người hưởng; thường xuyên phối hợp chặt chẽ các cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trong công tác chi trả các chế độ BHXH, BHTN; quản lý chặt chẽ người hưởng, báo tăng, báo giảm kịp thời và đảm bảo an toàn tiền mặt; tiếp tục thực hiện chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH không dùng tiền mặt theo Nghị quyết 02/NQ- CP của Thủ tướng Chính phủ; thường xuyên thực hiện, cấp ứng kinh phí khám chữa bệnh BHYT cho các cơ sở trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định và các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt Nam.
* Công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT
Thực hiện đúng các quy định về công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; quản lý chặt chẽ phôi sổ BHXH, thẻ BHYT không để xảy ra thất thoát; hướng dẫn kịp thời cho BHXH huyện về nghiệp vụ công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT và những khó khăn, vướng mắc. Thường xuyên nhắc nhở BHXH các huyện cấp thẻ BHYT cho người tham gia kịp thời; đôn đốc BHXH huyện tích cực rà soát, cập nhật bổ sung 5 năm liên tục trên thẻ BHYT cho người tham gia BHYT, đảm bảo quyền lợi cho người tham gia; rà soát, cập nhật xong tất cả các trường hợp thiếu chức danh nghề, nơi làm việc.
Bảng 2.7: Kết quả công tác cấp sổ BHXH, thẻ BHYT giai đoạn năm 2016 - 2019
ĐVT: Sổ, thẻ (Nguồn: Phòng Cấp sổ, thẻ BHXH Kiên Giang)
* Công tác tuyên truyền
Đẩy mạnh công tác phối hợp với các sở, ban, ngành, các hội, đoàn thể liên quan, UBND các huyện và các cơ quan thông tin đại chúng; tăng cường công tác tuyên truyền về Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ
Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Cấp mới, cấp lại sổ
BHXH 12.976 42.253 39.345 30.445
Cấp mới, gia hạn, cấp lại thẻ
Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, BHYT giai đoạn 2012-2020, Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 28 tháng 5 năm 2018 của Bộ Chính trị về cải cách chính sách BHXH; đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền cả về nội dung và hình thức theo hướng chuyên nghiệp, có chiều sâu, ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với từng nhóm đối tượng khác nhau về nghề nghiệp, trình độ, thu nhập, địa bàn để cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân hiểu rõ và tạo sự thống nhất, đồng thuận cao trong tổ chức thực hiện. Đồng thời, thường xuyên chủ động thông báo, cung cấp thông tin, số liệu, kết quả thực hiện chính sách BHXH, đặc biệt phản ánh, biểu dương gương tốt, điển hình tiên tiến; đi đôi với phê bình, đấu tranh với các hành vi lợi dụng, trục lợi quỹ, trốn đóng, nợ đọng BHXH góp phần bảo đảm an sinh xã hội.