Các nhân tố thuộc về tổ chức

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 29 - 31)

- Mục tiêu chiến lược của tổ chức: Mỗi tổ chức đều đặt ra những mục tiêu và chiến lược phát triển riêng của mình. Muốn đạt được mục tiêu và hoàn thành các chiến lược phát triển, các chính sách quản trị nhân lực nói chung và chính sách tạo động lực làm việc nói riêng của tổ chức cần phải hướng tới việc đạt được các mục tiêu và chiến lược trên.

- Chính sách nhân sự trong tổ chức: Tiền lương, phúc lợi, bố trí và sử dụng lao động, đào tạo, bồi dưỡng ... Các chính sách này thường hướng vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức nhưng cũng còn phải tùy thuộc vào sự đáp ứng của chúng đối với nhu cầu của NLĐ mà động lực được tạo ra ở mức độ như thế nào. Hầu hết

NLĐ đều mong muốn được làm việc trong một tổ chức mà có chính sách đãi ngộ tốt. Tuy nhiên để cho chính sách này thực sự trở thành các yếu tố tạo động lực thì phải lấy con người làm trọng tâm.

- Văn hóa trong tổ chức: Văn hóa trong tổ chức là quá trình hình thành kể từ khi thành lập tổ chức, gồm hệ thống các chính sách, tác phong, phong cách làm việc. NLĐ gắn bó với tổ chức khi họ cảm thấy hứng thú với môi trường làm việc, bầu không khí thân thuộc, có cơ hội khẳng định bản thân, thăng tiến trong sự nghiệp. Việc xây dựng một văn hóa mạnh giúp cho người quản lý và NLĐ xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, tạo ra tinh thần làm việc tự giác và giảm sự giám sát trong công việc mà vẫn hiệu quả. Từ đó tạo ra sự đoàn kết và nhất trí cao giữa các thành viên, tăng cường sự hợp tác, sự trung thành và cam kết giữa các thành viên với tổ chức.

Vì vậy văn hóa tổ chức lành mạnh, văn minh, NLĐ đoàn kết, trung thành sẽ là động lực rất lớn để họ muốn gắn bó lâu dài với tổ chức sẽ mang lại hiệu quả cao trong công việc.

- Triết lý và phong cách quản lý của nhà quản lý: Những tư tưởng, quan điểm của nhà lãnh đạo cấp cao về cách thức quản lý con người sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả thái độ tinh thần làm việc của NLĐ. Con người luôn có những thái độ, tình cảm, sự sáng tạo, lòng nhiệt huyết và niềm tin cao trong công việc nếu họ được đối xử một cách xứng đáng. Vậy triết lý của nhà quản lý phải làm sao hướng vào con người và vì con người phục vụ có như vậy NLĐ mới hết lòng và có động lực lao động mà phục vụ tổ chức. Bên cạnh đó, phong cách của nhà lãnh đạo cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới thái độ, động cơ cũng như động lực làm việc của NLĐ. Nếu phong cách của nhà lãnh đạo quá độc đoán sẽ gây ra tâm lý căng thẳng giữa người quản lý và NLĐ, họ sẽ làm việc một cách sợ sệt, e dè, không có động lực và điều tất yếu là không thể phát huy được sáng kiến trong lao động. Còn người quản lý quá dân chủ thì trong nhiều trường hợp họ sẽ không thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng mà nhiều khi lại mất rất nhiều thời gian để đưa ra quyết định. Việc sử dụng phong cách lãnh đạo như thế nào sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh và tình huống

khác nhau sẽ có ý nghĩa rất lớn trong công tác tạo động lực cho NLĐ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w