Tạo động lực làm việc thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 63 - 67)

- Cần quan tâm triển khai việc thường xuyên luân chuyển cán bộ có thời hạn theo danh mục các chức danh, tạo cơ hội cho NLĐ thực hiện được nhiều công việc

c. Cơ cấu lao động theo trình độ

2.2.4.2. Tạo động lực làm việc thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng những năm gầm đây đã được BHXH Kiên Giang chú trọng quan tâm đến nâng cao chất lượng người học. Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức toàn diện, không chỉ những kiến thức cơ bản về lý luận chính trị, quản lý hành chính nhà nước, chuyên môn, nghiệp vụ; ngoại ngữ, tin học mà còn các kiến thức hội nhập về kinh tế quốc tế cũng như kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao hiệu quả công tác.

Căn cứ vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015- 2020; Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CCVC giai đoạn 2016-2025; Kế hoạch số 47-KH/TU ngày 13 tháng 9 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CCVC giai đoạn 2016-2020; Kế hoạch số 42/KH-SNV ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Sở Nội vụ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, CCVC khối Đảng, đoàn thể và Nhà nước năm 2019. BHXH Kiên Giang đã xây dựng kế hoạch, chương trình, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC; Nghị quyết số 30-NQ/ĐH ngày 05 tháng 6 năm 2015 của Đảng ủy BHXH Kiên Giang; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ BHXH tỉnh lần thứ VII, nhiệm kỳ 2015-2020. Hiện nay, BHXH Kiên Giang đang áp dụng các hình thức đào tạo sau:

- Đào tạo tại chỗ: Đào tạo trên công việc thực tế (đào tạo kèm cặp): Áp dụng cho NLĐ trong thời gian tập sự, mới vào công tác tại đơn vị hoặc thuyên chuyển, điều động trong nội bộ. Việc đào tạo kèm cặp được tổ chức thường xuyên và dựa trên nguyên tắc: cán bộ cấp trên bố trí cán bộ kèm cặp cho nhân viên cấp dưới, đảm bảo mỗi chức danh công việc có 01 cán bộ có khả năng, kinh nghiệm đảm nhiệm, được hưởng phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức tối thiểu trong thời gian hướng dẫn, hết thời gian thực tập phải có đánh giá, nhận xét bằng văn bản, kết quả đào thời gian đào tạo kèm cặp tối đa 6 tháng.

tự học để nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, chuyên môn và quản lý.

- Đào tạo theo kế hoạch: Cử cán bộ tham dự các lớp đào tạo quản lý nhà nước, lý luận chính trị, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo quản lý… theo đề án, chương trình, kế hoạch của tỉnh, của Ngành với hình thức dài hạn hoặc ngắn hạn. Thống kê công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ của BHXH Kiên Giang giai đoạn 2016-2019 thể hiện ở bảng 2.4 như sau:

Bảng 2.13: Thống kê công tác đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2016 - 2019 của BHXH Kiên Giang

Nội dung đào tạo Số người

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tự đào tạo 09 04 08 50

Đào tạo tại chỗ 05 03 02 01

Đào tạo bên ngoài 100 154 88 184

Tổng 114 161 98 235

(Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ BHXH Kiên Giang)

Theo số liệu ở bảng 2.13 cho thấy số lượt người được đào tạo hàng năm tăng dần do nhu cầu đào tạo tăng, đồng thời chính sách đào tạo ngày càng được quan tâm hơn. Tuy nhiên tỷ lệ tăng không đều do nhu cầu đào tạo ở mỗi nội dung của từng năm khác nhau. Cụ thể là năm 2017 tăng 47 lượt người với tỷ lệ tăng 41,2% so với năm 2016. Năm 2018 giảm 63 lượt người với tỷ lệ giảm 39,1% so với năm 2017. Năm 2017 có số lượt người đào tạo cao là do trong năm BHXH Kiên Giang phối hợp Trường Đào tạo nghiệp vụ BHXH Việt Nam tổ chức đào tạo cho 90 viên chức bồi dưỡng lớp kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên. Năm 2019 tăng 137 lượt người với tỷ lệ 139,8% so với năm 2018. Năm 2019 có tốc độ tăng cao so với các năm, do trong năm, ngoài các lớp lý luận chính trị, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, BHXH Kiên Giang có 50 CCVC tham gia đào tạo sau đại học và phối hợp tổ chức bồi dưỡng cho 75 người lớp đấu thầu cơ bản.

Nhìn chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng trong thời gian qua được thực hiện tốt; đảm bảo theo quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tương đối phù hợp giữa chuyên môn, nghiệp vụ và vị trí

công tác, khắc phục cơ bản được tình trạng học tràn lan, học không theo địa chỉ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cả về nghiệp vụ, năng lực công tác đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ CCVC Ngành từng bước đạt chuẩn hóa ngạch, bậc theo quy định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yếu cầu hiện đại hóa của Ngành. Qua đào tạo, bồi dưỡng NLĐ đã vận dụng và phát huy tốt những kiến thức được đào tạo, bồi dưỡng vào công tác, đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc hiện nay.

Tuy nhiên, công tác đào tạo, bồi dưỡng ở đơn vị còn gặp một số mặt hạn chế:

- Nội dung, chương trình bồi dưỡng còn trùng lặp; mang tính khái quát, chung chung, chưa truyền đạt kiến thức cần thiết cho đội ngũ CCVC; còn mang nặng lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực tiễn; chưa chú trọng đạo tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực thi nhiệm vụ của Ngành.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng CCVC tuy đảm bảo quy định nhưng chưa thực sự hiệu quả và khoa học do chức năng, quyền hạn của Ngành dọc so với địa phương.

- Tình hình đào tạo, bồi dưỡng của đơn vị phụ thuộc vào kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng; chỉ tiêu số lượng của BHXH Việt Nam.

- Việc đào tạo trình độ trình độ trung cấp, cao cấp lý luận chính trị để đạt chuẩn theo nghị quyết của Tỉnh ủy còn nhiều khó khăn.

- Phân bổ chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng nhất là quản lý Nhà nước, lý luận chính trị còn quá ít so với nhu cầu đào tạo của ngành

BHXH dẫn đến đội ngũ viên chức quản lý cũng như viên chức nghiệp vụ chưa được đào tạo còn khá nhiều.

Qua số liệu kết quả khảo sát mức độ hài lòng của CCVC đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị cho thấy có 24,8% số người được hỏi cảm thấy hài lòng về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tỷ lệ số người cảm thấy bình thường là 64,8%. Nhìn chung, công tác đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định nhưng tại đơn vị còn một số khía cạnh khiến NLĐ chưa hài lòng.

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát nguyên nhân công tác đào tạo, bồi dưỡng chưa hiệu quả tại BHXH Kiên Giang

Nguyên nhân Tỷ lệ (%)

Các cơ sở đào tạo của Ngành chưa nhiều, chưa thực sự chất lượng

30

Hình thức đào tạo bồi dưỡng chưa đa dạng 20

Kinh phí đào tạo còn hạn chế 20

Chương trình đào tạo. bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu công việc

30

(Nguồn: Khảo sát thực tế tại BHXH Kiên Giang, tác giả năm 2019)

Qua bảng số liệu trên, trong số những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả của chương trình đào tạo thì nguyên nhân “các cơ sở đào tạo của Ngành chưa nhiều và chưa thực sự chất lượng” và “chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa đáp ứng nhu cầu công việc” được nhiều lượt lựa chọn nhất (mỗi nguyên nhân đều chiếm 30% tổng số lượt lựa chọn). Thêm vào đó nội dung đào tạo còn có sự bất cập, chưa chú trọng nhiều đến công tác đào tạo liên quan đến nghiệp vụ mà chủ yếu chú trọng đến công tác đào tạo về chính trị và bồi dưỡng đạo đức cho CCVC. Việc học được phản ánh đôi khi học không gắn liền với thực tế, kinh phí đào tạo hạn chế cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn và thực hiện chương trình đào tạo mang tính hiện đại. Đồng thời, việc xác định nhu cầu đào tạo một số chương trình chưa phù hợp không cần thiết.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ tạo ĐỘNG lực làm VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG tại bảo HIỂM xã hội TỈNH KIÊN GIANG (2) (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(157 trang)
w