CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN
2.1.3.2. Tính tất yếu phải phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ
Từ năm 2009 tới nay, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những diễn biến phức tạp với sự sụt giảm của thị trƣờng chứng khoán, sàn vàng, và đặc biệt là ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, hầu hết các ngân hàng trên thế giới có chiến lƣợc tập trung vào hoạt động bán lẻ đã trụ vững trong khi nhiều ngân hàng đầu tƣ lớn lâm vào khó khăn hoặc phá sản (Merrill Lynch, Lemon Brothers…). Trải qua những biến động về kinh tế vĩ mô, các nhà quản trị đã nhận thức sâu sắc về tính khơng ổn định của nhóm khách hàng doanh nghiệp khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, và do đó, định hƣớng hoạt động bán lẻ nhƣ một thị trƣờng tiềm năng và chiến lƣợc cho hoạt động của ngân hàng. Bên cạnh đó, dịch vụ NHBL trên thực tế đem lại nguồn doanh thu ổn định, ít rủi ro cho các ngân hàng. Phát triển NHBL là một xu thế tất yếu của ngành ngân hàng Việt Nam khi mà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, nhu cầu tiện ích của ngƣời dân ngày càng đa dạng thì các NHTM đều đang cố gắng mở rộng thị phần, tiếp cận một lƣợng lớn ngƣời dân chƣa biết đến các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng.
Tƣơng tự, trong bối cảnh tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nƣớc và trên địa bàn đang gặp nhiều khó khăn, BIDV Đồng Nai không thể trơng đợi vào việc phát triển bùng nổ tín dụng doanh nghiệp nhƣ các thời kỳ trƣớc
đây. Trong khi đó, thị trƣờng dịch vụ NHBL ở Đồng Nai lại có tiềm năng vơ cùng lớn. Bởi thế, để phù hợp với định hƣớng “Phát triển bền vững”, BIDV Đồng Nai cần xác định việc phát triển NHBL là xu hƣớng tất yếu trong quá trình hoạt động của mình.
2.1.4. Một số kết quả chính trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Đồng Nai năm 2013