Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai002 (Trang 90 - 92)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ

2.4. NHỮNG MẶT ĐẠT ĐƢỢC VÀ NHỮNG TỒN TẠI CỦA DỊCH VỤ

2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế

Một, thị phần còn thấp và bị đe dọa bởi nhiều ngân hàng trên địa bàn

Mặc dù thị phần dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai đƣợc cải thiện trong năm 2013 nhƣng thị phần đạt đƣợc chƣa cao và chƣa bền vững. Các ngân hàng khác trên địa bàn đều có những lợi thế nhất định trong quá trình cạnh tranh: Ngân hàng Agribank Đồng Nai vẫn chiếm ƣu thế với mạng lƣới phủ rộng tận cấp xã và đặc điểm phần đông dân số tỉnh nhà làm nông nghiệp; Các chi nhánh Vietcombank, Vietinbank là những đối thủ cạnh tranh rất năng động trong cuộc đua thị phần, đồng thời cũng là các ngân hàng có vốn nhà nƣớc với thƣơng hiệu đã đƣợc khẳng định, đƣợc khách hàng tin tƣởng; Các Ngân hàng cổ phần nhƣ ACB, Sacombank… có nội lực trong hoạt động NHBL, ứng dụng công nghệ tốt, chất lƣợng sản phẩm đƣợc khách hàng đánh giá cao… Do vậy, thị phần của BIDV Đồng Nai bị đe dọa bởi rất nhiều đối thủ cạnh tranh mạnh.

Hai, tốc độ tăng trưởng TDBL khơng cao, tỷ trọng cịn thấp

Dƣ nợ TDBL tăng qua các năm, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng lại giảm dần từ năm 2010 đến 2013. Bên cạnh đó, dƣ nợ TDBL chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dƣ nợ của chi nhánh, năm 2013 tỷ trọng này chỉ chiếm 18%.

Ba, kết quả kinh doanh NHBL còn phụ thuộc nhiều vào HĐV và TDBL

Ngoài HĐV và TDBL, BIDV Đồng Nai còn triển khai nhiều sản phẩm bán lẻ khác nhƣ dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ Ngân hàng điện tử… Tuy nhiên, so với HĐV và TDBL, thu nhập từ dịch vụ bán lẻ khác chiếm tỷ trọng rất thấp.

Bảng 2.12: Cơ cấu thu nhập ròng theo dòng sản phẩm bán lẻ

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu thu nhập 2011 Tỷ trọng (%) 2012 Tỷ trọng (%) 2013 Tỷ trọng (%) Huy động vốn 5 22 12 20 11 22 Tín dụng 16 66 43 75 35 69 Dịch vụ khác 3 12 3 5 5 9 Tổng 23 100 57 100 51 100

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ dữ liệu BIDV Đồng Nai

Bảng 2.12 cho thấy thu nhập ròng từ dịch vụ bán lẻ đến chủ yếu từ hoạt động HĐV và TDBL, trong khi đó thu nhập từ dịch vụ khác thay đổi rất chậm trong 3 năm từ 2011 đến 2013, tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ khác so với tổng thu dịch vụ các năm rất thấp, đạt 12% năm 2011, 5% năm 2012, 9% năm 2013. Các dịch vụ ngân hàng điện tử nhƣ IBMB, BSMS có tỷ lệ khách hàng sử dụng thấp, số lƣợng máy POS, ATM so với các ngân hàng trên địa bàn cịn ít… Điều này cho thấy BIDV Đồng Nai vẫn phụ thuộc rất lớn vào hoạt động HĐV và TDBL; các dịch vụ bán lẻ khác chƣa đƣợc triển khai hiệu quả trong các năm qua.

Bốn, mạng lưới phân phối truyền thống có tăng nhưng vẫn cịn thấp so với một số ngân hàng khác trên địa bàn

Nhƣ đã đề cập tại tiểu mục 1.2.2.2, hệ thống kênh phân phối truyền thống của BIDV Đồng Nai vẫn còn khá mỏng nếu so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính. Vì thế, khả năng tiếp cận khách hàng bị hạn chế vì đa phần khách hàng vẫn ƣa chuộng kênh giao dịch trực tiếp tại quầy hơn là các kênh phân phối hiện đại khác.

Năm, khách hàng vẫn chưa hài lòng về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của BIDV Đồng Nai

Kết quả khảo sát cho thấy điểm bình quân của biến mức độ hài lòng của khách hàng chỉ đạt 3,83/5, tức chƣa đạt đến mức 4 – là mức hài lòng. Điều này cho thấy chất lƣợng dịch vụ NHBL của BIDV Đồng Nai vẫn chƣa đƣợc khách hàng đánh giá cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đồng nai002 (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)