CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ
2.2. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠ
2.2.3.1. Huy động vốn dân cư
Dịch vụ HĐV nói chung, đặc biệt là HĐV từ KHCN, đƣợc xem là một dịch vụ mũi nhọn và đƣợc quán triệt xuyên suốt trong suốt quá trình hoạt động của BIDV Đồng Nai những năm gần đây. BIDV Đồng Nai khẳng định “HĐV là hoạt động nền tảng và quan trọng nhất của NHTM, có vai trị quyết định, ảnh hƣởng tới toàn bộ hoạt động của Ngân hàng”. Kể từ năm 2011, BIDV Đồng Nai tiếp tục xác định hoạt động HĐV là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động kinh doanh, nhƣng cụ thể hơn là “Lấy hoạt động HĐV dân cƣ làm cốt lõi, phát triển mối quan hệ với các tổ chức Định chế tài chính (ĐCTC) để đảm bảo nguồn vốn huy động từ các ĐCTC đƣợc tăng trƣởng và ổn định”. Có thể thấy nhận thức về vai trị quan trọng của hoạt động HĐV bán lẻ của BIDV Đồng Nai đã phát triển mạnh mẽ từ năm 2010 đến nay.
Sau đây là thị phần HĐV của 7 chi nhánh ngân hàng trên địa bàn từ 2010 đến 2013.
Bảng 2.3: Thị phần HĐV dân cƣ của một số ngân hàng trên địa bàn Đồng Nai Đơn vị tính: % Đơn vị tính: % Ngân hàng 2010 2011 2012 2013 BIDV Đồng Nai 4,0 4,8 5,7 5,2 Agribank Đồng Nai 24,1 26,0 23,9 21,8 Vietinbank Đồng Nai 6,1 6,4 5,7 5,2 Vietcombank Đồng Nai 5,7 5,9 5,7 5,2 Daiabank 14,6 6,5 8,7 8,0 ACB Đồng Nai 6,8 8,0 4,8 4,4 Sacombank Đồng Nai 8,6 5,9 5,5 5,0 Tổng thị phần 69,8 63,4 60,1 54,8
Nguồn: NHNN - Báo cáo hoạt động Ngân hàng Đồng Nai hàng năm
Bảng 2.3 cho thấy thị phần HĐV dân cƣ của 7 chi nhánh ngân hàng này thƣờng xuyên trên chiếm trên 50% tổng thị phần HĐV toàn địa bàn Đồng Nai. Tuy vậy, tổng thị phần HĐV của 7 ngân hàng lớn này ngày càng bị thu hẹp từ năm 2010 đến 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do sự xuất hiện của hàng loạt các NHTM mới tại Đồng Nai. Nếu nhƣ năm 2010, số lƣợng NHTM trên địa bàn là 33, thì con số này năm 2013 là 56. Ngoài ra, các nguyên nhân từ nợ xấu, thông tin sáp nhập, lừa đảo, tham nhũng trong nội bộ ngân hàng… cũng dẫn đến việc thu hẹp thị phần của một số ngân hàng. Đi ngƣợc lại xu hƣớng giảm sút đó, thị phần HĐV dân cƣ của BIDV Đồng Nai nhìn chung có xu hƣớng tăng, từ mức 3.95% tổng thị phần năm 2010 đến mức 5.2% tổng thị phần năm 2013, tƣơng đƣơng thị phần của các ngân hàng Vietcombank Đồng Nai, Vietinbank Đồng Nai, Sacombank Đồng Nai. Mặc dù đi sau các ngân hàng bạn trên địa bàn trong phát triển dịch vụ NHBL nhƣng BIDV Đồng Nai đã nhanh chóng bắt kịp tốc độ phát triển chung.
Bảng 2.4: HĐV của BIDV Đồng Nai từ 2010 – 2013 phân theo đối tƣợng gửi
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2013/2012
HĐV ĐCTC 239 383 499 824 60 30 65
HĐV TCKT 781 680 753 1.154 -13 11 53
HĐV Dân cƣ 1.324 1.864 2.948 3.227 41 58 9
Tổng HĐV 2.344 2.927 4.200 5.205 25 43 24
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Bảng 2.4 cho thấy HĐV dân cƣ thời điểm 31/12 hàng năm từ năm 2010 đến 2013 có tốc độ tăng trƣởng dƣơng so với năm trƣớc liền kề. Đặc biệt, HĐV dân cƣ tăng mạnh vào năm 2011 (41%) và 2012 (58%), mặc dù lãi suất HĐV giảm theo định hƣớng của NHNN vào giai đoạn này. Tuy vậy, tăng trƣởng HĐV dân cƣ có phần chững lại ở năm 2013, tăng 9% so với 2012, thấp hơn mức độ tăng trƣởng của tổng HĐV (24%).
Xảy ra hiện tƣợng tăng đột biến trong các năm 2011, 2012 là do một số nguyên nhân từ phía chính sách điều hành của BIDV và diễn biến tình hình nền kinh tế. Thứ nhất, đây là hai năm trọng điểm trong công tác đẩy mạnh hoạt động NHBL của BIDV từ cấp Hội sở đến chi nhánh sau khi cổ phần hóa, đồng thời cũng là hai năm mà thanh khoản thị trƣờng ngân hàng khá căng thẳng do NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt và siết chặt việc cho vay liên ngân hàng bằng thơng tƣ 21/2012/TT-NHNN. Vì vậy, BIDV phải tập trung vào thị trƣờng vốn cấp 1 bằng việc đƣa ra các mức lãi suất cạnh tranh và hàng loạt các chƣơng trình khuyến mãi dự thƣởng trong năm để thu hút nguồn vốn. Thứ hai, sự bấp bênh của các kênh đầu tƣ nhƣ chứng khoán, vàng, bất động sản…, việc siết chặt hoạt động mua bán ngoại tệ trên thị trƣờng chợ đen đã dẫn nguồn vốn nhàn rỗi của dân cƣ vào hệ thống ngân hàng. Thứ ba, một số vụ việc nổi cộm liên quan đến lãnh đạo một số ngân hàng lớn và thông tin mua bán, sáp nhập của các ngân hàng yếu kém cũng dẫn đến kết quả là luồng vốn luân chuyển giữa các ngân hàng, tạo điều kiện cho các ngân hàng có
thƣơng hiệu nhƣ BIDV nói chung, BIDV Đồng Nai nói riêng dễ dàng thu hút nguồn vốn này.
Năm 2013, về cơ bản, NHNN đã ổn định đƣợc thị trƣờng vàng, kiềm chế lạm phát, nỗ lực xử lý nợ xấu và bắt đầu tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, bƣớc đầu khôi phục niềm tin của ngƣời dân vào nền kinh tế, ngƣời dân bắt đầu quay trở lại với các kênh đầu tƣ khác tuy chƣa có xu hƣớng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, đối với hệ thống BIDV, HĐV trƣớc đó tăng rất mạnh nhƣng tín dụng lại tăng trƣởng thấp, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn giảm. Trƣớc tình hình đó, BIDV xây dựng chính sách lãi suất đầu vào thấp để giảm chi phí vốn và tạo điều kiện đẩy mạnh đầu ra, do đó, lãi suất HĐV dân cƣ của BIDV Đồng Nai liên tục giảm và nhìn chung khơng cạnh tranh so với một số ngân hàng trên địa bàn. Đó là hai lý do chính khiến HĐV dân cƣ năm 2013 của BIDV Đồng Nai tăng trƣởng có phần chậm lại so với các giai đoạn trƣớc đó. Riêng đối tƣợng khách hàng Tổ chức kinh tế (TCKT) có số dƣ huy động 2013 vẫn tăng là do tiền bán hàng thu về tài khoản vào thời điểm cuối năm làm số dƣ HĐV tăng ảo nhƣng về thực chất, số dƣ bình quân của nhóm khách hàng TCKT trong cả năm 2013 chỉ đạt 823 tỷ đồng3, tức tăng 14,13% so với huy động vốn bình quân năm 2012.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu HĐV của BIDV Đồng Nai phân theo đối tƣợng gửi
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
2010 2011 2012 2013 Dân cƣ 56% 64% 70% 62% TCKT 33% 23% 18% 22% ĐCTC 10% 13% 12% 16% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Theo biểu đồ 2.1, có thể thấy tỷ trọng HĐV dân cƣ trên tổng HĐV khá cao, đạt trên 50%, có thời điểm đạt 70%. Điều này cho thấy BIDV Đồng Nai đã phát triển HĐV theo đúng định hƣớng phát triển ổn định và tích cực.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu HĐV dân cƣ của BIDV Đồng Nai phân theo kỳ hạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Biểu đồ 2.2 cho thấy tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ dần trong tổng HĐV dân cƣ, trong khi đó, tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ ngày càng tăng. Giai đoạn từ năm 2010 đến 2011, tiền gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng HĐV dân cƣ, lần lƣợt là 74,5% và 79,8%. Đây là giai đoạn mà “Đƣờng cong lãi suất tiết kiệm bị đảo ngƣợc”, nói cách khác là lãi suất huy động ngắn hạn cao hơn lãi suất trung dài hạn, mà nguyên nhân chính là do lạm phát tăng và hệ thống ngân hàng chạy đua huy động kỳ hạn ngắn nhằm đảm bảo thanh khoản. Vì lãi suất ngắn hạn cao và biến động theo chiều hƣớng tăng nên khách hàng cũng ƣa chuộng gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn để chủ động trong việc tái gửi với mức lãi suất cao hơn, đồng thời linh động hơn cho tài sản trong tình hình lạm phát cao. Kết quả là, HĐV ở các dải kỳ hạn ngắn hơn 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Bƣớc sang năm
2010 2011 2012 2013 Có kỳ hạn ≥ 12 tháng 20,2 17,4 83,4 69,9 Có kỳ hạn < 12 tháng 74,5 79,8 14,5 27,1 Không kỳ hạn 5,4 2,8 2,1 3 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
gửi có kỳ hạn dƣới 12 tháng trong khi thả nổi lãi suất huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên, do đó thu hút ngƣời gửi tiền chọn các loại sản phẩm tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vì lãi suất cao hơn các kỳ hạn ngắn. Đồng thời, cũng trong năm 2012, BIDV Đồng Nai triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, rất đƣợc khách hàng ƣa thích do đặc tính gửi kỳ hạn 12 tháng hƣởng lãi suất cao nhƣng rút trƣớc hạn vẫn đƣợc hƣởng lãi suất kỳ hạn 1 tháng cho toàn bộ thời gian thực gửi nếu đã gửi đủ 1 tháng cam kết. Vì các nguyên nhân trên, năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên tăng tỷ trọng trong cơ cấu HĐV dân cƣ lên thành 83,4%, đồng thời số dƣ HĐV kỳ hạn này cũng tăng 658% so với năm 2011. Năm 2013, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu HĐV dân cƣ do lãi suất kỳ hạn từ 12 tháng trở lên vẫn cao hơn các kỳ hạn ngắn, nhƣng chỉ đạt mức 69,9%. Nguyên nhân là do BIDV Đồng Nai đã dừng triển khai sản phẩm tiết kiệm linh hoạt, đồng thời NHNN cũng đã khơng cịn ràng buộc trần lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, vì thế đã tạo điều kiện để tăng huy động vốn ở các kỳ hạn ngắn hạn. Nhìn chung, từ năm 2012 trở đi, cơ cấu HĐV đã phát triển theo hƣớng ổn định và đóng góp vào việc đảm bảo thanh khoản cho hệ thống BIDV.
2.2.3.2. Tín dụng bán lẻ
Bảng 2.5: Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng giai đoạn 2010-2013
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm Tốc độ tăng, giảm (%)
2010 2011 2012 2013 2011/2010 2012/2011 2011/2010
Tổ chức kinh tế 2.164 2.024 2.290 2.844 -7 13 24
Bán lẻ 333 443 535 626 33 21 17
Cộng 2.497 2.467 2.825 3.470 -1 15 23
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Bảng 2.5 cho thấy trong giai đoạn 2010 đến 2013, dƣ nợ TDBL tại BIDV Đồng Nai đã có những bƣớc tăng trƣởng đáng kể do BIDV Đồng Nai tập trung vào phát triển hoạt động NHBL, đặc biệt là từ khi thành lập phòng KHCN vào năm 2010. Dƣ nợ TDBL các năm từ 2010 đến 2013 đều tăng trƣởng dƣơng, thậm chí có thời điểm
2011 (33%). Từ năm 2010 đến năm 2013, BIDV Đồng Nai đƣợc xem là một trong các chi nhánh có tăng trƣởng dƣ nợ TDBL tăng trƣởng cao trong toàn hệ thống. Tuy vậy, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ TDBL tăng chậm dần từ 2010 đến 2013 (Năm 2010 tăng trƣởng 33%, năm 2012 tăng trƣởng 21%, năm 2013 tăng trƣởng 17%) do nhu cầu vốn mua sắm, đầu tƣ của KHCN giảm dần trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn, thu nhập giảm sút, thị trƣờng vàng, chứng khốn, bất động sản khơng ổn định…
Cơ cấu dƣ nợ TDBL tại chi nhánh vẫn còn khá thấp. Trong tổng dƣ nợ cho vay thì cho vay đối với khách hàng tổ chức vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 80%). Cơ cấu dƣ nợ cho vay đƣợc thể hiện trong biểu đồ 2.3.
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dƣ nợ cho vay phân theo đối tƣợng khách hàng
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Tỷ trọng dƣ nợ TDBL trên tổng dƣ nợ tăng đều qua các năm; năm 2010 tỷ lệ này là 13%, nhƣng đến năm 2011 đã tăng lên là 18% và ổn định trong các năm 2012 và 2013. Nhìn chung, cơ cấu tín dụng tại BIDV Đồng Nai đã dịch chuyển sang hƣớng tăng TDBL, tuy vậy, tốc độ dịch chuyển vẫn còn khá chậm, tỷ trọng TDBL chiếm tỷ lệ rất thấp so với tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh.
2010 2011 2012 2013 Bán lẻ 13 18 19 18 Tổ chức kinh tế 87 82 81 82 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Đơn vị tính: %
Biểu đồ 2.4: Cơ cấu tín dụng bán lẻ phân theo kỳ hạn
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Biểu đồ 2.4 cho thấy, dƣ nợ TDBL của BIDV Đồng Nai tập trung chủ yếu ở những khoản vay ngắn hạn, tỷ trọng dƣ nợ TDBL ngắn hạn trên tổng dƣ nợ TDBL tăng đều qua mỗi năm, từ mức 66% năm 2010, lên 77% vào năm 2011, 85% năm 2012 và năm 2013. Ngƣợc lại, tỷ lệ cho vay trung dài hạn ngày càng giảm, từ tỷ trọng 34% năm 2010 xuống cịn 15% năm 2013. Nhìn chung, TDBL đang dịch chuyển từ trung dài hạn sang ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do từ cuối năm 2011, chi nhánh thực hiện theo điều hành của Hội sở chính về việc giảm dƣ nợ tín dụng trung dài hạn. Trong tình hình HĐV trung dài hạn giảm, cơ cấu cho vay nhƣ trên nhìn chung khá phù hợp với tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của chi nhánh và hệ thống, đồng thời cũng giúp giảm rủi ro tín dụng khi nền kinh tế đang gặp khó khăn. 2010 2011 2012 2013 Trung, dài hạn 34 23 15 15 Ngắn hạn 66 77 85 85 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng bán lẻ phân theo dịng sản phẩm chính
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Sản phẩm
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Dƣ nợ Tỷ trọng (%) Nhu cầu nhà ở 129 38,6 192 43,2 205 38,3 208 33,2 Mua xe ô tô 15 4,5 36 8,1 24 4,5 12 1,9 Cầm cố GTCG 76 22,7 102 23,1 164 30,7 218 34,7 Du học - 0,0 0 0,1 2 0,3 8 1,3 Tiêu dùng tín chấp 3 0,9 3 0,6 2 0,5 3 0,5 Thấu chi 4 1,1 6 1,3 8 1,4 11 1,8
Sản xuất kinh doanh 107 32,3 104 23,6 130 24,3 167 26,6
Tổng dƣ nợ 333 100,0 443 100,0 535 100,0 626 100,0
Nguồn: Báo cáo tổng kết BIDV Đồng Nai các năm 2010, 2011, 2012, 2013
Theo bảng 2.6, tỷ trọng dƣ nợ cho vay nhu cầu nhà ở, cho vay cầm cố GTCG và cho vay sản xuất kinh doanh (SXKD) chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dƣ nợ, tổng tỷ trọng thƣờng xuyên chiếm từ 90% trở lên. Từ năm 2010 đến 2013, dƣ nợ sản phẩm cho vay cầm cố GTCG tăng mạnh từ 76 tỷ đồng năm 2010 lên 102 tỷ đồng năm 2011, 164 tỷ đồng năm 2012 và 218 tỷ đồng năm 2013, tức tăng gần 3 lần trong vòng 3 năm. Dƣ nợ sản phẩm cho vay cầm cố GTCG tăng mạnh đặc biệt từ năm 2012 có thể đƣợc giải thích bằng kỳ hạn gửi tiền của khách hàng. Bắt đầu từ năm 2012, khách hàng bắt đầu chuyển sang gửi tiết kiệm kỳ hạn dài do lãi suất các kỳ hạn ngắn liên tục giảm theo chính sách điều hành lãi suất của NHNN. Chính vì vậy, trong suốt thời gian gửi khá dài đó, khi phát sinh nhu cầu sử dụng vốn đột xuất, khách hàng thƣờng lựa chọn cầm cố chính thẻ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi để tránh rút trƣớc hạn hƣởng lãi không kỳ hạn.
Dƣ nợ cho vay đáp ứng nhu cầu nhà ở tăng chậm dần qua các năm, tăng 63 tỷ đồng năm 2011, 13 tỷ đồng năm 2012, 3 tỷ đồng năm 2013. Giai đoạn vừa qua,
NHNN cũng nhƣ BIDV đã đƣa ra nhiều gói hỗ trợ lãi suất cho vay mua nhà, đồng thời BIDV Đồng Nai đã liên kết với các dự án bất động sản của Công ty cổ phần kinh doanh nhà Đồng Nai, cơng ty Cổ phần Sonadezi…, nhờ đó dƣ nợ cho vay mua nhà có sự gia tăng. Ngồi ra, với đặc điểm hoạt động tại khu vực có phần đơng là ngƣời nhập cƣ, BIDV Đồng Nai cũng có điều kiện để phát triển sản phẩm này. Tuy vậy, trong bối cảnh thị trƣờng bất động sản còn khá trầm lắng, kết quả đạt đƣợc vẫn còn khá hạn chế. Về cho vay SXKD, dƣ nợ năm 2011 giảm không đáng kể so với